Văn học Trung Quốc là một kho tàng đồ sộ mang nguồn tri thức dồi dào và đại diện cho một trong số những nền văn minh nổi tiếng của nhân loại.
Văn học Trung Quốc phát triển theo dòng chảy của lịch sử, nhìn nhận các giá trị và trải qua hàng ngàn năm thâm nhập, hòa quyện chung cùng đời sống của con người.
Để có được những góc nhìn và hiểu biết sâu sắc hơn về văn học Trung Quốc, hãy cùng Riba tìm hiểu qua bài viết dưới đây các bạn nhé!
Văn học Trung Quốc là gì?
Văn học Trung Quốc như là một bông hoa tuyệt sắc trong lịch sử phát triển của văn học thế giới. Với tư cách là một bộ môn lịch sử độc lập, lịch sử văn học Trung Quốc có hệ logic phát triển riêng và đã trải qua gần một nghìn năm.
Trước khi tiếp xúc với các quan niệm văn học phương Tây, lịch sử văn học Trung Quốc luôn duy trì quan niệm độc đáo của riêng mình, người viết và người đọc văn học đều chia sẻ những giá trị xã hội chung, văn học từ đó đã chịu trách nhiệm về những giá trị xã hội được tác giả và người đọc thừa nhận để từ đó dần vận hành trong đời sống.
Chính nhờ điều đó, hầu hết các tác phẩm nghệ thuật do các nhà văn, nhà thơ Trung Quốc cổ đại tạo ra đều phù hợp với quan niệm văn hóa của độc giả Trung Quốc và các tác phẩm văn học của họ luôn được giới văn học và quan lại Trung Quốc đón nhận.
Lịch sử phát triển của văn học Trung Quốc
Từ thế kỷ 20, lịch sử văn học Trung Quốc chịu ảnh hưởng của lịch sử văn học phương Tây và dần dần tiếp nhận hệ logic phát triển của nền văn hóa này. Truyền thống văn học Trung Quốc cổ đại dần dần bị bỏ qua. Lịch sử văn học Trung Quốc từ đó mà đã dẫn phát triển dưới sự ảnh hưởng của lịch sử văn học phương Tây.
Quá trình phát triển và tiến hóa này rõ ràng là đã đi chệch khỏi hệ thống logic về sự tự phát triển của lịch sử văn học Trung Quốc.
Sau này, văn học đã phát triển thành một môn học. Sự tồn tại của văn học với tư cách là một môn học không phải là một khái niệm xuất phát từ nước ngoài.
Trong ngôn ngữ Trung Quốc hiện tại, văn học là một khái niệm môn học cố hữu vốn dĩ xuất phát từ thời Trung Quốc cổ đại và lịch sử của khái niệm này có thể bắt nguồn từ thời Xuân Thu và Chiến Quốc. Thời Xuân Thu, Khổng Tử mở trường tư thục, đặt ra 4 môn học là “đức, ngôn, chính, văn”. Điều này đã được ghi lại trong “Luận ngữ của Khổng Tử”.
Vào thời Chiến Quốc, sự tranh chấp giữa trăm trường phái tư tưởng về khái niệm văn học bắt đầu xuất hiện.
Từ “văn học” bắt đầu xuất hiện ngày càng nhiều trong các tác phẩm kinh điển của các nhà triết học. Văn học được đề cập trong các tác phẩm kinh điển này sẽ luôn kèm theo việc đề cập đến cả kiến thức liên quan văn học mà văn nhân và các quan chức được học.
Tuy nhiên, sự phát triển của văn học không phải là tĩnh tại mà luôn sự biến đổi và phát triển không ngừng.
Từ đời Hán đến đời Thanh, bộ môn văn học đã không ngừng diễn tiếp và đổi mới. Lúc này, văn học vừa là một phạm trù lịch sử, vừa là một phạm trù riêng biệt về đặc điểm dân tộc.
Vì vậy, khi phân biệt ranh giới giữa văn học và phi văn học, chúng ta phải tránh sử dụng các khái niệm văn học mà chúng ta biết ngày nay để hiểu các hình thức văn học đã tồn tại trong lịch sử.
Tuy không thể khái quát lịch sử phát triển của văn học bằng các khái niệm văn học quá khứ, văn học hiện đại và các khái niệm phi dân tộc khác.
Nhưng không thể phủ nhận rằng văn học đã có vai trò quan trọng trong các thời kỳ lịch sử khác nhau, ở các vùng miền khác nhau và ở các quốc gia khác nhau.
Văn học tồn tại trường kỳ như để nhấn mạnh rằng “Mặc dù sự phát triển của văn học không còn được thuần túy như trước, nhưng nó cần được nhìn nhận một cách toàn diện, biện chứng và ba chiều” .
Nhà lý luận văn học Ray Wellek đã nói thế này: “Chúng ta cũng phải thừa nhận rằng sự phân biệt giữa cách sử dụng ngôn ngữ nghệ thuật và phi nghệ thuật, văn học và phi khoa học là linh hoạt và không có ranh giới tuyệt đối…. Chúng ta cũng phải thừa nhận rằng một số tác phẩm văn học, chẳng hạn như tiểu luận, tiểu sử, v.v., là những hình thức chuyển tiếp và cả một số văn bản mang tính hùng biện hơn cũng là văn học.”
Đặc điểm của văn học Trung Quốc
Mang đầy tính mở
Từ “Luận ngữ của Khổng Tử”, người ta tin rằng văn học là “Vi thiện tiên vương điển văn”. Trong thời kỳ Xuân Thu và Chiến Quốc, cái gọi là “Kinh điển” và “Điển văn” là chỉ những tài liệu bằng văn bản được lưu truyền từ thời cổ đại.
Còn cái gọi là “Vi thiện tiên vương điển văn” chính là tương lai, nhắc nhở mọi thế hệ là phải chú ý đến các bài viết của những vị tổ tiên từ thời xưa, tiến hành điều tra chi tiết và tìm hiểu các tài liệu bằng văn bản được để lại, từ đó mà có thể hiểu sự thật và vận dụng các quy tắc của cuộc sống chứa đựng trong đó.
Từ điểm nhìn này, nội dung chứa đựng trong bộ môn văn học hiện đại mang đầy tính mở.
Không thể tách rời lịch sử văn học và triết học
Một đặc điểm rất đáng chú ý khác của văn học Trung Quốc là lịch sử văn học và triết học không thể tách rời.
Tuy nhiên, kiểu phân loại này không thuộc sự cùng tồn tại của ba bộ môn, mà bộ môn lịch sử và triết học lại nằm trong bộ môn văn học. Còn bộ môn triết học hay lịch sử lại không đồng thời chứa đựng được cả văn học trong chương trình giảng dạy
Với tư cách là bộ môn quan trọng, mang cội nguồn giáo dục sâu sắc,văn học đã đồng thời chứa đựng được những tư tưởng và phép biện chứng logic cơ bản nhất của cả 3 ba bộ môn.
Như vậy, chúng ta đã đi qua một lượt những thông tin khá trừu tượng về văn học của Trung Quốc thời sơ kỳ cũng như là hiểu được về cội nguồn nó. Nếu thấy bài viết hữu ích, đừng quên dành tặng Riba một like nhé!