Nói đến công xưởng của thế giới, nơi có thể ‘làm nhái’ mọi loại hàng hóa trên thế giới, có lẽ bạn sẽ nghĩ ngay đến Trung Quốc.
Đất nước tỷ dân này từ lâu có một nền sản xuất khá đặc trưng, công nhân ở đây có thể dễ dàng bắt chước những món hàng sang trọng, những thương hiệu lớn trên thế giới với độ tinh xảo không thể ngờ và rồi đặt chúng lên những quầy hàng vỉa hè tấp nập người qua lại như ở Quảng Châu hay Thượng Hải.
Hôm nay hãy cùng Riba đi tìm hiểu về văn hóa sao chép của người Trung Quốc nhé!
Thung lũng Silicon
Trong đó không thể không nhắc đến Thâm Quyến, chỉ trong vài thập kỷ, Thâm Quyến, từ một làng chài ở nông thôn thành trung tâm công nghệ hàng đầu của Trung Quốc, với sự phát triển chóng mặt về kinh tế, cái nôi của công nghệ và sáng chế, thành phố này được xem là “Thung lũng Silicon” của Trung Quốc, nơi sản xuất thiết bị công nghệ điện tử “nhái” lớn nhất thế giới.
Không giống như “Thung lũng Silicon” ở Mỹ, nơi nghiên cứu, sáng tạo và sản xuất các phần mềm điện tử hay công nghệ bán dẫn, “thung lũng Silicon” của Thâm Quyến chủ yếu dựa vào cái có sẵn, nhưng họ biết nắm bắt xu hướng, trải nghiệm công nghệ và bắt chước thậm chí là cải tiến để biến thành sản phẩm của mình.
Nơi đây tập trung hàng ngàn nhà máy sản xuất, chế tạo linh kiện điện tử, smartphone giá rẻ. Cũng là địa điểm tập trung nhiều trụ sở chính của các công ty phần cứng, điện tử như nhà sản xuất smartphone Huawei Technologies, ZTE, hay BYD Auto – nhà sản xuất oto điện.
Bằng cách lấy sản phẩm có sẵn và thay đổi, cái tiến chúng để phục vụ cho thị trường địa phương. Nhưng hiện nay Thâm Quyến đang càng ngày càng chứng tỏ khả năng, khẳng định vị thế của mình trên đấu trường công nghệ thế giới, để không còn bị mang tiếng là “những kẻ bắt chước”. Một ví dụ điển hình là hãng công ty ô tô ở Thâm Quyến BYD, viết tắt của “Build Your Dreams”.
Họ bắt đầu bằng việc phát triển những mẫu xe nhái giá rẻ của Toyotas, bán rất chạy trên thị trường thì hiện nay công ty này cũng là một trong những nhà sản xuất ô tô thành công nhất của Trung Quốc.
Một ví dụ khác là Xiaomi, nhà sản xuất smartphone lớn nhất Trung Quốc. Họ cung cấp điện thoại di động công nghệ cao và chất lượng cao, trung bình rẻ hơn 50% so với hầu hết điện thoại thương hiệu nước ngoài.
"Văn hóa sao chép" của người Trung Quốc
Không dừng lại ở lĩnh vực công nghệ điện tử, văn hóa “ hàng nhái”, văn hóa “sao chép” đặc trưng của quốc gia này còn được mở rộng sang các lĩnh vực khác như kiến trúc, thời trang, …
Bạn có thể dễ dàng bắt gặp từ quần áo, mỹ phẩm, điện thoại của các thương hiệu uy tín, nổi tiếng và xa xỉ trên thế giới như Chanel, LV, Kiehl’s, Apple đều được làm nhái, làm giả với độ tinh xảo vô cùng cao, người thường khó có thể phát hiện được
Hiện nay ở Trung Quốc còn có những con phố đặc trưng tập trung những cửa hàng chuyên “nhái” các thương hiệu nổi tiếng.
Như thương hiệu Charles & Keith của Singapore, bị một công ty ở Quảng Châu Trung Quốc có tên là Yuantai Leather nhái tên thành Cherlss & Keich và được bày bán công khai trên các trang mạng xã hội Trung Quốc. Thậm chí Starbucks Coffee còn biến thành một loại cà phê mang tên kỳ lạ Sffcccks hay Starbocks Coffee.
Lý giải về "văn hóa sao chép” của người Trung Quốc
Có người cho rằng tất cả đều bắt nguồn từ việc sáng tạo ra chữ Hán của người Trung. Khi đó con người vẫn chưa có chữ viết, bằng cách phác họa, mô phỏng theo hình hài của chim thú, những vật thể có trong tự nhiên và qua quá trình sáng tạo, phát triển để hình thành ra chữ viết như bây giờ.
Với quan niệm của người Trung Quốc thì “nghệ thuật bắt chước”, sao chép giống bản gốc cũng là một loại tài năng được thừa nhận và ngợi ca. Nói cách khác, sao chép và bắt chước đã đi sâu vào trong văn hóa cũng như tâm thức của người Trung Hoa.
Hi vọng với những gì mà Riba.vn chia sẻ sẽ là những nguồn thông tin, kiến thức thú vị và mới mẻ đến với các bạn!