Một việc vô cùng quan trọng trong việc Du học Trung Quốc mà bất kì ai khi quyết định apply hồ sơ đều phải quyết định đó chính là việc “Chọn trường”. Việc này khiến cho khá nhiều bạn đau đầu khi loay hoay không biết lựa chọn trường sao cho phù hợp với hồ sơ và mong muốn học tập của bản thân.
Thường thì chúng ta khi lựa chọn trường sẽ ưu tiên các trường nằm trong dự án 211 và 985 vì chất lượng giáo dục luôn được đánh giá cao. Tuy nhiên các trường này thường đòi hỏi các điều kiện về GPA và HSK khá cao vì vậy nhiều bạn có thành tích học tập không quá tốt sẽ có rất ít khả năng apply thành công khi nộp hồ sơ vào những trường này.
Hôm nay Riba xin giới thiệu đến bạn danh sách ” Top 20 trường đại học không thuộc 211 tốt nhất tại Trung Quốc ” giúp cho những bạn có thành tích cá nhân không được cao có thể nâng cao khả năng apply thành công của bản thân.
Xem thêm: Tìm hiểu về dự án 985 và 211 của chính phủ Trung Quốc ?
Top 20 trường đại học không thuộc 211 tốt nhất tại Trung Quốc
Đại học Kiến trúc và Công nghệ Tây An
Đại học Kiến trúc và Công nghệ Tây An là một trong tám trường đại học nổi tiếng ở Trung Quốc, có lịch sử hơn 110 năm. Lịch sử giáo dục của trường có thể được truy nguyên từ Đại học Bắc Dương được thành lập vào năm 1895, là một trong những trường đại học đầu tiên giảng dạy các chuyên ngành xây dựng, kiến trúc, môi trường…
Năm 1956 sau cuộc điểu chỉnh các trường Đại học trên phạm vi cả nước lần thứ 3, Khoa kiến trúc (thành lập năm 1923) và khoa Xây dựng (thành lập 1928, là khoa Xây dựng đầu tiên của Trung Quốc) của Đại học Đông Bắc, đã hợp nhất với khoa Kiến trúc của Học viện Công nghệ Tây Bắc (được thành lập từ khoa Kỹ thuật thuộc các trường Đại học Bắc Dương – Thiểm Tây, Đại học Bắc Bình, Đại học Đông Bắc và Đại học Tiêu Tác.
Khoa Kiến trúc là khoa có lịch sử lâu đời nhất, có đội ngũ giảng viên hùng hậu và lượng sinh viên đông đảo nhất trong trường, thành lập năm 1895, tức là năm Quang Tự thứ 21 của nhà Thanh), đồng thời cũng sáp nhập với khoa Kiến trúc (thành lập năm 1953) thuộc Đại học Kỹ thuật Thanh Đảo (tiền thân là khoa Kiến trúc của Học viện Sơn Đông, thành lập năm 1901), khoa Xây dựng, khoa Kiến trúc thuộc Đại học Công nghiệp Tô Châu – Giang Tô.
Khi mới được hợp nhất từ các học viện (khoa) từ các trường Đại học trên cả nước, trường có tên là Học viện Công trình Kiến trúc Tây An. Năm 1959 được đổi tên thành Học viện Luyện kim Tây An, Học viện Kiến trúc Luyện kim Tây An (1963), Đại học Kiến trúc và Công nghệ Tây An (tháng 8 năm 1994).
Năm 2010, trường được chọn vào danh sách các trường Đại học thuộc “chương trình giáo dục kỹ sư xuất sắc”, danh sách 50 trường Đại học đào tạo Thạc sỹ Xây dựng tốt nhất cả nước.
Trong quá trình xây dựng và phát triển, trường lần lượt nhận được các giải thưởng “Tập thể tiên tiến nâng cao cơ hội việc làm cho sinh viên”, “50 trường tổ chức tư vấn nghề nhiệp cho sinh viên tốt nghiệp năm 2009”, được Quốc Vụ viện chọn vào “Đơn vị đào tạo tiên tiến cấp quốc gia” vào tháng 7 năm 2012, tháng 3 năm 2014 được Sở Giáo dục Thiểm Tây trao tặng danh hiệu “Tập thể nâng cao việc làm của sinh viên tốt nghiệp từ năm 2011-2013”. Tháng 9 năm 2011, trường bắt đầu mở Viện nghiên cứu Sau đại học.
Đại học Giang Tô
Đại học Giang Tô đã được Bộ Giáo dục phê duyệt vào tháng 8 năm 2001. Đây là một trường đại học giảng dạy và nghiên cứu toàn diện với sự hợp nhất của Đại học Khoa học và Công nghệ Giang Tô, Cao đẳng Y khoa Trấn Giang và Cao đẳng Sư phạm Trấn Giang.
Trường tọa lạc tại thành phố lịch sử và văn hóa quốc gia xinh đẹp – Thành phố Trấn Giang, tỉnh Giang Tô.Trường có cùng nguồn gốc với Đại học Nam Kinh, Đại học Đông Nam và các trường khác. Lịch sử giảng dạy của trường có thể được truy nguyên từ Học viện Sư phạm Tam Giang, thành phố Nam Kinh.
Tiền thân của Đại học Giang Tô là Cao đẳng Máy móc Nông nghiệp Trấn Giang, được thành lập năm 1960. Vào thời điểm đó, để đáp ứng nhu cầu phát triển máy móc nông nghiệp, trường đã được Ủy ban Kế hoạch Nhà nước, Bộ Giáo dục và Bộ Nông nghiệp phối hợp thành lập. Năm 1961, trường được chuyển đến Trấn Giang và đổi tên thành Trường Cao đẳng Máy móc Nông nghiệp.
Vào tháng 6 năm 1963, Khoa Thủy lợi và Phòng nghiên cứu Máy thoát nước-thủy lợi của Đại học Công nghệ Cát Lâm đã chuyển từ Trường Xuân đến Trấn Giang và sáp nhập vào Trường Cao đẳng Máy móc Nông nghiệp Trấn Giang.
Vào tháng 9 năm 1970, trường được sáp nhập với phân viện Máy móc Nông nghiệp thuộc Học viện Nông nghiệp Nam Kinh. Với sự mở rộng liên tục của quy mô trường học, số lượng các khoa và chuyên ngành đã dần tăng lên, trường đã phát triển theo hướng đa ngành. Năm 1978, trường được Hội đồng Nhà nước công nhận là một trong 88 trường đại học trọng điểm trong cả nước.
Năm 1981, trường trở thành một trong những trường đại học đầu tiên có quyền cấp bằng tiến sĩ và thạc sĩ. Để phản ánh chính xác nội dung môn học của trường, vào tháng 8 năm 1982, với sự chấp thuận của Bộ Công nghệ, trường đã được đổi tên thành Viện Công nghệ Giang Tô, và vào tháng 1 năm 1994 trường được đổi tên thành Đại học Khoa học và Công nghệ Giang Tô.
Tháng 1 năm 1999, Trường sáp nhập với Học viện Quản lý Tài chính và Luyện kim Giang Tô (thành lập năm 1958). Vào tháng 8 năm 2001, trường sáp nhập với Cao đẳng Y khoa Trấn Giang và Cao đẳng Sư phạm Trấn Giang để thành lập Đại học Giang Tô. Năng lực toàn diện của Đại học Giang Tô luôn nằm trong số 100 trường đại học hàng đầu tại Trung Quốc.
Đại học Tương Đàm
Đại học Tương Đàm, được gọi tắt là “Tương Đại”, là một trường đại học trọng điểm quốc gia toàn diện theo định hướng nghiên cứu và giảng dạy với điểm xuất phát cao. Được bắt đầu giảng dạy trở lại vào năm 1974, Hội đồng Nhà nước đánh giá đây là một trường đại học tổng hợp với các chuyên ngành Khoa học xã hội, Khoa học tự nhiên và Công nghệ.
Năm 1978, trường trở thành một trong 16 trường đại học toàn diện quan trọng đầu tiên được Hội đồng Nhà nước phê duyệt. Đây là một trong số trường đại học đầu tiên trong cả nước có quyền cấp bằng thạc sĩ, là một trong những trường đại học đầu tiên trong cả nước ký hợp đồng với Bộ Quốc phòng để đào tạo sinh viên quốc phòng, và một trong những trường đại học đầu tiên ở tỉnh Hồ Nam tuyển du học sinh nước ngoài.
Đại học Tương Đàm tọa lạc tại quê hương của Chủ tịch Mao Trạch Đông. Đây là một trường đại học do Chủ tịch Mao Trạch Đông đích thân khởi xướng, tự viết tên trường và điều hành.
Đại học Tương Đàm là một trong bốn trường đại học trọng điểm quốc gia tại Hồ Nam (Đại học Công nghệ Quốc phòng, Đại học Trung Nam, Đại học Hồ Nam và Đại học Tương Đàm), là trường duy nhất trong 4 trường chưa trải qua sáp nhập quy mô lớn, là trường Đại học duy nhất ở Hồ Nam được Bộ Giáo dục phối hợp thành lập, các khoản tài trợ kinh phí giáo dục cũng như bảo hiểm dành cho sinh viên đều theo tiêu chuẩn 211.
Đại học Tương Đàm là đơn vị cấp Học bổng Chính phủ Trung Quốc dành cho du học sinh nước ngoài, được chọn vào “Dự án xây dựng năng lực cơ bản trong các trường đại học phía Trung Tây Trung Quốc”, là một trong 66 trường đi đầu trong lĩnh vực Thông tin hóa giáo dục tại Trung Quốc, một trong 74 trường Đại học có các chuyên ngành trọng điểm quốc gia và tổ chức đào tạo nghiên cứu sinh. Đại học Tương Đàm còn là một trong 5 trường Đại học tự trị tại tỉnh Hồ Nam.
Tính đến năm 2013, trường có 7 chuyên ngành trọng điểm quốc gia, phòng thí nghiệm kỹ thuật quốc gia, trung tâm nghiên cứu kỹ thuật quốc gia cùng với cơ sở nghiên cứu khoa học xã hội và nhân văn trọng điểm quốc gia; chuyên ngành Toán học của Đại học Tương Đàm nổi tiếng cả nước và là chuyên ngành trọng điểm quốc gia, có lượng nhà khoa học Toán học đứng đầu cả nước.
Đại học Tương Đàm cũng là trường đầu tiên đào tạo các chuyên ngành Lưu biến lực học và chuyên ngành Kinh tế, được chọn vào “Dự án đào tạo nhân tài Luật Quốc gia”, có một trong 7 trung tâm nghiên cứu và đào tạo nguồn nhân lực chuyên ngành Luật hàng đầu trên cả nước, được mệnh danh là “Trung tâm của ngành Luật”, tỷ lệ sinh viên tốt nghiệp chuyên ngành Tư pháp luôn đứng đầu trên phạm vi cả nước; các chuyên ngành Hóa công, Kỹ thuật số, Thông tin… đều nhận được sự ủng hộ và giúp đỡ từ Cục Khoa học Công nghệ thuộc Bộ Quốc phòng.
Các chuyên ngành Hóa học, Công nghệ thông tin và Xây dựng được ESI xếp vào 1% các chuyên ngành hàng đầu thế giới. Tóm lại, các chuyên ngành Kinh tế, Quản lý xã hội, Luật, Toán học, Vật lý, Hóa công, Công nghệ thông tin… của Đại học Tương Đàm có ưu thế rất lớn và nổi tiếng trên cả nước.
Đại học Sơn Tây
Đại học Sơn Tây tọa lạc tại Thái Nguyên, thủ phủ của tỉnh Sơn Tây. Đây là một trường đại học toàn diện được xây dựng bởi Chính quyền Nhân dân tỉnh Sơn Tây và Bộ Giáo dục.
Trường trước đây có tên là Học viện Sơn Tây, được thành lập vào năm 1902. Đây là một trong ba trường đại học sớm nhất ở Trung Quốc. Tiền thân của trường có thể được truy nguyên từ Học đường Tam Lập của nhà Minh, Học đường Tấn Dương của nhà Thanh và Học đường Linh Đức.
Trong những năm đầu, Đại học Sơn Tây là trường đại học kết hợp giữa văn hóa Trung Quốc và phương Tây, với thế mạnh giáo dục ngang nhau về cả khoa học xã hội và khoa học tự nhiên. Trường có triết lý học rộng và khái niệm giáo dục tiên tiến. Đây là một trong những cái nôi của giáo dục đại học ở Trung Quốc.
Tính đến năm 2013, trường có 18 học viện và khoa trực thuộc, bao gồm triết học, kinh tế, luật, giáo dục, văn học, lịch sử, khoa học, kỹ thuật, nông nghiệp, y học, quản lý và các ngành khác.
Đại học Sơn Tây có 2 chuyên ngành trọng điểm quốc gia, 165 chuyên ngành thạc sĩ, 75 chuyên ngành tiến sĩ, 14 trạm nghiên cứu sau tiến sĩ, đào tạo các trình độ đại học, thạc sĩ, tiến sĩ, sau tiến sĩ, được ủy quyền cấp học hàm Giáo sư, được trang bị Phòng thí nghiệm quang học và thiết bị quang học lượng tử, 2 ngành học đã lọt vào top 1% bảng xếp hạng toàn cầu ESI…
Năm 2002, trường trở thành một trong năm trường đại học trọng điểm được Chính phủ hỗ trợ. Năm 2005, trường trở thành trường đại học cấp tỉnh do Chính quyền Nhân dân tỉnh Sơn Tây và Bộ Giáo dục thành lập.
Năm 2012, trường trở thành trường đại học trọng điểm trong “Dự án xây dựng năng lực cơ bản của các trường đại học phía Trung-Tây Trung Quốc”. Vào tháng 11 cùng năm, Đại học Sơn Tây đã trở thành một trong 14 trường đại học và cao đẳng được lựa chọn trong “Dự án tăng cường năng lực toàn diện cho các trường đại học ở Trung Tây” (mỗi tỉnh chỉ có 1 trường duy nhất) và đi vào bước đầu trong dự án xây dựng các trường đại học trọng điểm quốc gia, là một trong những trường đầu tiên của “Chương trình đào tạo giáo dục pháp lý cho luật sư xuất sắc” của Bộ Giáo dục, và là trường đại học thành viên của “Liên minh Đại học Trung Tây”.
Năm 2011, Đại học Sơn Tây chính thức mở Học viện dành cho nghiên cứu sinh.
Đại học Hà Nam
Đại học Hà Nam (Henan University) gọi tắt là “Hà Đại”, nằm ở Khai Phong, một thành phố lịch sử và văn hóa nổi tiếng trên thế giới và là cố đô của Bảy triều đại trong lịch sử Trung Hoa.
Năm 1912, một nhóm các nhà giáo dục Hà Nam do ông Lin Boxiang đại diện, với sự hỗ trợ của Tổng thống Trung Hoa Dân Quốc Viên Thế Khải và Thống đốc Hà Nam Trương Trấn Phương, đã thành lập Trường Dự bị Hà Nam để nghiên cứu về Châu Âu và Châu Mỹ tại địa điểm cũ của Bệnh viện Quốc gia Khai Phong ở triều đại nhà Thanh, trở thành một trong ba trường Đại học đào tạo cho sinh viên du học lúc bấy giờ, xứng tầm với Trường dự bị Du học Hoa Kỳ Thanh Hoa (nay là Đại học Thanh Hoa) và Trường công lập Nam Dương- Thượng Hải.
Trải qua nhiều giai đoạn lịch sử, trường đã có tên là: Đại học Trung Châu, Đại học Quốc gia Trung Sơn, Đại học Hà Nam, Đại học Quốc gia Hà Nam, Đại học Sư phạm Hà Nam, Đại học Sư phạm Khai Phong, Đại học Sư phạm Hà Nam… và được khôi phục thành Đại học Hà Nam vào năm 1984.
Trong hơn 100 năm, Đại học Hà Nam đã tuân thủ nghiêm ngặt phương châm của trường: Có đức có tài trong thời đại mới, hướng đến độ hoàn hảo tuyệt đối. Với sự đúc kết cẩn thận của các thế hệ học giả, trường đã dần hình thành nên một phong cách giáo dục đoàn kết, chăm chỉ, nghiêm khắc, đơn giản.
Đại học Hà Nam mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế, kiên trì theo đuổi chân lý của khoa học, không ngừng phấn đấu vươn lên, đề cao tinh thần đoàn kết, khẳng định vị thế của mình trong quá trình phát triển, xây dựng nền kinh tế xã hội cũng như cải cách đổi mới giáo dục.
Dưới sự hướng dẫn của một số lượng lớn các chuyên gia và học giả, bao gồm Fan Wenlan, Feng Youlan, Feng Jinglan, Luo Zhanglong, Guo Shaoyu, Luo Tingguang, Xiao Yishan, Fan Yingchuan, Mao Lirui, Jiang Liangfu, Xi Wenfu, Ren Fangqiu, Dang Hongxin…, Đại học Hà Nam đã đào tạo hơn 400.000 nguồn nhân lực xuất sắc cho đất nước.
Trong số các cựu sinh viên của trường, có 64 học giả và thành viên của Bộ Giáo dục, gần 150 cán bộ lãnh đạo ở cấp tỉnh và cấp bộ. Nhiều cựu sinh viên đã trở thành những nhân vật xã hội nổi tiếng trong và ngoài nước như Hou Jingru, Yuan Baohua, Wang Guoquan, Zhao Yimin, Yin Da, Deng Tuo, Bai Shouyi, Yang Xue Yan, Zhou Erfu, Wu Qiang, Marco, Zhao Jiuzhang, Liang Guanglie…
Đại học Hà Nam ngày nay là một trường đại học tổng hợp với 12 ngành bao gồm văn học, lịch sử, triết học, kinh tế, quản lý, luật, khoa học, kỹ thuật, y học, nông nghiệp, giáo dục và nghệ thuật.
Đại học Hà Nam ngày nay là kết quả từ sự nỗ lực chung của Chính quyền nhân dân tỉnh Hà Nam và Bộ Giáo dục Trung Quốc, là trường đại học tổng hợp trọng điểm trong Dự án xây dựng năng lực cơ bản tại các trường đại học ở khu vực Trung Tây Trung Quốc, trường Đại học đào tạo Y Bác sỹ xuất sắc và là đơn vị đào tạo nguồn nhân lực chuyên ngành Luật trọng điểm.
Tỉnh ủy Hà Nam và Chính quyền tỉnh luôn xem trọng việc xây dựng Đại học Hà Nam và luôn coi Đại học Hà Nam là một trường đại học trọng điểm ở tỉnh Hà Nam, đã hỗ trợ chính về kinh phí xây dựng cho trường theo “Dự án 211”.
Đại học Chính pháp Tây Nam
Đại học Chính pháp Tây Nam tọa lạc tại Trùng Khánh, thành phố trực thuộc Chính phủ Trung ương Trung Quốc. Đây là một trường luật đa ngành chuyên về luật, kinh tế, quản lý, văn học, triết học và các ngành khác.
Đại học Chính pháp Tây Nam là trường đại học trọng điểm thuộc Bộ Tư pháp, có số lượng chuyên gia luật lớn nhất cả nước. Trường được gọi là “Học viện quân sự Hoàng Phố” trong lĩnh vực pháp lý của Trung Quốc và là một trong những tổ chức chính trị và pháp lý cao cấp sớm nhất được thành lập ở Trung Quốc.
Đại học Chính pháp Tây Nam trước đây là Đại học Cách mạng Nhân dân Tây Nam, được thành lập năm 1950, hiệu trưởng là Nguyên soái Lưu Bác Thừa.
Năm 1953, Đại học Cách mạng Nhân dân Tây Nam sáp nhập với Đại học Trùng Khánh, Đại học Tứ Xuyên, Đại học Quý Châu, Đại học Vân Nam, Đại học Tài chính và Kinh tế Trùng Khánh, Đại học Trịnh Dương, Đại học Tương Huy, Đại học Trùng Hoa và Trường Kinh doanh Qiujing để thành lập Học viện Chính pháp Tây Nam, hiệu trưởng là ông Chu Bảo Trung – cựu chỉ huy của Quân đoàn thứ hai của Quân đội Liên minh chống Nhật Đông Bắc.
Năm 1958, phân viện tại Trùng Khánh của trường Cao đẳng Công an Trung ương được sáp nhập vào trường. Trong “Cách mạng văn hóa”, trường đã từng bị buộc phải đình chỉ hoạt động. Năm 1977, dưới sự chấp thuận của chính quyền Trung ương, trường bắt đầu tuyển sinh trở lại.
Năm 1978, Học viện Chính pháp Tây Nam đã được Hội đồng Nhà nước phê chuẩn là trường đại học trọng điểm quốc gia, và đây là trường đại học trọng điểm quốc gia duy nhất trong các tổ chức chính trị và pháp lý của Bộ Tư pháp. Năm 1995, trường được đổi tên thành Đại học Chính pháp Tây Nam.
Năm 2008, Đại học Chính pháp Tây Nam đã trở thành một trường đại học trọng điểm thuộc Bộ Giáo dục và thành phố Trùng Khánh. Hơn 60 năm kể từ khi thành lập, trường đã đào tạo hơn 200.000 nguồn nhân lực thuộc nhiều chuyên ngành cho đất nước. Đây là ngôi trường đào tạo các chuyên gia luật chuyên nghiệp như thẩm phán, công tố viên và luật sư.
Học viện Ngoại giao
Học viện Ngoại giao (tên tiếng Anh: China Foreign Affairs University, viết tắt là CFAU) là trường đại học trọng điểm duy nhất trực thuộc Bộ Ngoại giao Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. Đây cũng là một trường đại học đào tạo quan hệ ngoại giao và các môn ngoại ngữ, bồi dưỡng nguồn nhân lực đầu ngành về lĩnh vực ngoại giao cho đất nước.
Học viện Ngoại giao là một trường đại học đào tạo nhân lực trong lĩnh vực ngoại giao và đối ngoại, nghiên cứu về các vấn đề quốc tế, tài năng kinh tế và pháp lý liên quan đến nước ngoài.
Trong hơn 50 năm kể từ khi thành lập, Trường Học viện Ngoại giao đã đào tạo tổng cộng gần 20.000 sinh viên thuộc nhiều chuyên ngành khác nhau và đã cung cấp nguồn lực lớn cho ngoại giao, đối ngoại và nghiên cứu quốc tế, góp phần phát triển ngoại giao của Trung Quốc. Không chỉ vậy, Học viện Ngoại giao còn được Ủy ban Hội đồng Nhà nước ủy quyền cấp bằng tiến sĩ, thạc sĩ và cử nhân.
Học viện Ngoại giao được thành lập vào tháng 9 năm 1955 bởi Thủ tướng Chu Ân Lai từ Khoa Ngoại giao của Đại học Nhân dân Trung Quốc với sự chấp thuận của Ủy ban Trung ương Trung Quốc và Chủ tịch Mao Trạch Đông. Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Trần Nghị từng là Viện trưởng Học viện Ngoại giao.
Năm 1961, Học viện Ngoại giao sáp nhập với Học viện Quan hệ Quốc tế, Học viện Quan hệ Quốc tế được đổi tên thành Phân viện thuộc Học viện Ngoại giao. Năm 1965, Nguyên soái Trần Nghị đổi tên trường thành Học viện Quan hệ Quốc tế. Trong “Cách mạng văn hóa”, trường đã bị giải thể. Năm 1980, dưới sự nhất trí của Đảng và Nhà nước, đặc biệt là đồng chí Đặng Tiểu Bình, trường được mở cửa giảng dạy trở lại.
Kể từ khi thành lập, trường đã được các nhà lãnh đạo quốc gia vô cùng quan tâm. Thủ tướng Chu Ân Lai, Phó Thủ tướng Trần Nghị, Phó Thủ tướng Tiền Kỳ Thâm, Ủy viên Hội đồng Nhà nước Đường Gia Toàn và các Bộ trưởng Bộ Ngoại giao kế tiếp đã đến trường để kiểm tra và hướng dẫn.
Nhân kỷ niệm 40 năm thành lập Trường vào năm 1995, Chủ tịch Giang Trạch Dân, Thủ tướng Lý Bằng, Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Tiền Kỳ Thâm, Phó Thủ tướng Lý Lam Thanh và các nhà lãnh đạo Đảng và Nhà nước khác đã phát biểu ý kiến, đặt kỳ vọng cao vào trường, khích lệ việc dạy và học của thầy trò trong trường.
Học viện Quan hệ Quốc tế
Học viện Quan hệ Quốc tế là một tổ chức giáo dục đại học quốc gia trực thuộc Bộ Giáo dục.
Trường nằm trong khu danh lam thắng cảnh của vùng ngoại ô phía tây Bắc Kinh, gần Di Hòa Viên ở phía tây và Viên Minh Viên ở phía đông, nằm gần các trường nổi tiếng như Đại học Thanh Hoa, Đại học Bắc Kinh, Trường Trung ương Đảng và gần khu vực trung tâm của Công viên Khoa học Công nghệ Zhongguancun.
Học viện Quan hệ Quốc tế là nơi nhân tài tụ hợp, có vị trí địa lý và môi trường nghiên cứu khoa học giáo dục bậc nhất.
Tiền thân của Học viện Quan hệ Quốc tế là Trường Cán bộ Ngoại giao Trung ương, được thành lập vào năm 1949. Năm 1961, trường được sáp nhập với Học viện Ngoại giao và đổi tên thành Phân viện thuôc Học viện Ngoại giao.
Năm 1965, Nguyên soái Trần Nghị đổi tên trường thành Học viện Quan hệ Quốc tế, trực thuộc Cục Điều tra Trung ương. Trong cuộc Cách mạng Văn hóa, do nền tảng chính trị đặc biệt của trường, việc giảng dạy và quản lý phải chịu một thiệt hại lớn, và đã bị đình chỉ giảng dạy vào năm 1970.
Đến năm 1979 trường bắt đầu tuyển sinh trở lại. Năm 1994, nhân dịp kỷ niệm 45 năm thành lập Học viện Quan hệ Quốc tế, Tổng Bí thư Giang Trạch Dân đã viết tặng trường dòng chữ “Học viện Quan hệ Quốc tế phấn đấu để trở thành một trường đại học hàng đầu với những đặc điểm lợi thế khác biệt!”
Đại học Tài chính Kinh tế Đông Bắc
Đại học Tài chính Kinh tế Đông Bắc (Dongbei University of Finance and Economics), tọa lạc tại Đại Liên, tỉnh Liêu Ninh, là một trường đại học đào tạo các chuyên ngành quản lý, kinh tế, luật, văn học, khoa học, kỹ thuật…
Tiền thân của trường là Học viện Tài chính Kinh tế Đông Bắc được thành lập vào tháng 10 năm 1952. Năm 1985 được đổi tên thành Đại học Tài chính Kinh tế Đông Bắc.
Năm 2000, Đại học Tài chính Kinh tế Đông Bắc được Bộ Tài chính giao cho Chính quyền Nhân dân tỉnh Liêu Ninh phụ trách, một hệ thống quản lý do Chính quyền Trung ương và địa phương đồng sáng lập tập trung vào quản lý tỉnh Liêu Ninh đã được triển khai.
Vào tháng 4 năm 2012, Bộ Tài chính Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, Bộ Giáo dục Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa và Chính quyền Nhân dân tỉnh Liêu Ninh đã ký một thỏa thuận để cùng tập trung phát triển Đại học Tài chính Kinh tế Đông Bắc.
Đại học Tài chính Kinh tế Đông Bắc nằm ở phía tây của Công viên Tinh Hải – Đại Liên, một danh lam thắng cảnh quốc gia. Toàn bộ khuôn viên bao gồm hai cơ sở chính, với tổng diện tích 923,05 mẫu Anh.
Trong số đó, cơ sở chính có diện tích 829,36 mẫu, với đường Long Giang là ranh giới giữa hai khu vực phía bắc và phía nam. Khu phía Nam rộng 616,24 mẫu, chủ yếu để giảng dạy, nghiên cứu khoa học và quản lý hành chính.
Khu phía Bắc rộng 213,12 mẫu dành cho sinh viên, trong đó có 93,69 mẫu thuộc sở hữu của hai phân viện Cao đẳng Dạy nghề Kỹ thuật và Cao đẳng Giáo dục thường xuyên. Ngoài ra, còn có hai cơ sở giáo dục cách xa trụ sở chính của Trường Kinh doanh Tân Kiều và Trường Quản lý Kinh tế thuộc Đại học Dinh Khẩu.
Đại học Tài chính Kinh tế Đông Bắc là một trường đại học đa ngành tập trung vào kinh tế và quản lý.
Vào những năm 1950, Chính quyền Nhân dân vùng Đông Bắc đã cải cách nền giáo dục cũ khi bắt đầu giải phóng vùng Đông Bắc, thành lập nền giáo dục mới, thành lập các học viện như Học viện Ngân hàng Đông Bắc (1946), Học viện Thương mại Đông Bắc (1948), Học viện Tài chính Kinh tế Đông Bắc (1950), Học viện Kế hoạch và Thống kê Đông Bắc (1951) và Học viện Hợp tác Đông Bắc (1951), bao gồm năm trường học viện tài chính và kinh tế.
Trong quá trình điều chỉnh quy mô lớn các trường cao đẳng và đại học trên cả nước vào năm 1952, Chính phủ Nhân dân Trung ương đã tập trung tất cả năm trường cao đẳng tài chính kinh tế này và hai trường cao đẳng tài chính kinh tế khác để thành lập Học viện Tài chính Kinh tế Đông Bắc tại Thẩm Dương.
Năm 1958, Học viện Tài chính Kinh tế Đông Bắc được đặt dưới sự quản lý của tỉnh Liêu Ninh, và Tỉnh ủy Liêu Ninh đã quyết định sáp nhập trường với hai trường đại học khác ở Thẩm Dương để thành lập Đại học Liêu Ninh.
Năm 1959, Khoa Kinh tế Ứng dụng của Đại học Tài chính Kinh tế Đông Bắc đã sáp nhập với Trường Kinh doanh Đại Liên để thành lập Đại học Tài chính Kinh tế Liêu Ninh.
Năm 1979, Học viện Tài chính Kinh tế Liêu Ninh được đặt dưới sự lãnh đạo của Bộ Tài chính, và năm 1985, trường được đổi tên thành Đại học Tài chính Kinh tế Đông Bắc.
Năm 2000, trường được chuyển đến tỉnh Liêu Ninh, thực hiện hợp tác xây dựng giữa trung ương và địa phương tỉnh Liêu Ninh.
Vào tháng 4 năm 2012, trường đã trở thành một trường đại học liên kết với Bộ Giáo dục, Bộ Tài chính và Chính quyền tỉnh Liêu Ninh. Kể từ khi thành lập, Đại học Tài chính Kinh tế Đông Bắc đã có lịch sử phát triển hơn 60 năm.
Đội ngũ lãnh đạo ở tất cả các cấp của trường cùng với phần lớn giáo viên và sinh viên đều có tinh thần trách nhiệm và nỗ lực cao, nỗ lực bền bỉ.
Đại học Tài chính Kinh tế Đông Bắc đang trong đà thúc đẩy mạnh mẽ quá trình xây dựng “một trường đại học tài chính và kinh tế bậc nhất quốc tế”.
Đại học Tài chính Kinh tế Giang Tây
Đại học Tài chính Kinh tế Giang Tây được thành lập bởi Bộ Tài chính, Bộ Giáo dục và Chính quyền Nhân dân tỉnh Giang Tây. Vào ngày 6 tháng 2 năm 2008, Thủ tướng Ôn Gia Bảo đã đón giao thừa với các giáo viên và học sinh của trường và khen rằng, Đại học Tài chính Kinh tế Giang Tây là một trường đại học xuất sắc.
Trường trước đây có tên gọi là Trường Kinh doanh tỉnh Giang Tây, được thành lập vào mùa thu năm 1923.
Học viện Tài chính Kinh tế Giang Tây được thành lập vào năm 1958, được đổi tên và bị đình chỉ giảng dạy trong Cách mạng Văn hóa. Năm 2012, trường trở thành trường đại học do Bộ Tài chính, Bộ Giáo dục và Chính quyền Nhân dân tỉnh Giang Tây phối hợp thành lập.
Đại học Tài chính Kinh tế Giang Tây tọa lạc tại thành phố Nam Xương anh hùng. Theo trang web chính thức của trường năm 2013, trường có 4 cơ sở: Jiaoqiao, Mailu, Fenglin và Qingshan.
Trường có diện tích hơn 2.200 mẫu Anh, với diện tích xây dựng hơn 900.000 mét vuông, và thư viện hiện có khoảng 4,91 triệu đầu sách khác nhau (bao gồm cả thiết bị điện tử). Khuôn viên trưởng là một trong 300 khuôn viên trường học “xanh” tại Trung Quốc.
Đại học Tài chính Kinh tế Giang Tây có 16 học viện trực thuộc giảng dạy, 4 đơn vị quản lý và 1 trường cao đẳng độc lập. Trường có 8 tổ chức nghiên cứu khoa học độc lập, 5 cơ sở nghiên cứu khoa học xã hội và nhân văn trọng điểm của tỉnh và 2 cơ sở nghiên cứu triết học trọng điểm của tỉnh Giang Tây.
Từ năm 2010 đến 2013,trường đã được đưa tin gần một ngàn lần trên Nhật báo Nhân dân Trung ương, Tân Hoa Xã, Nhật báo Quảng Minh, Đài Truyền hình Trung ương Trung Quốc, Nhật báo Giáo dục Trung Quốc, Nhật báo Giang Tây, Truyền hình Giang Tây và nhiều phương tiện truyền thông trung ương và địa phương khác…
Đại học Ngôn ngữ Bắc Kinh
Đại học Ngôn ngữ Bắc Kinh (gọi tắt là Bắc Ngữ), tên tiếng Anh là Beijing Language and Culture University (BLCU).
Trường được thành lập vào năm 1962 và được Hội đồng Nhà nước đặt tên là Học viện Ngôn ngữ Bắc Kinh vào tháng 6 năm 1964. Dưới sự phê duyệt của Bộ Giáo dục vào tháng 6 năm 1996, trường chính thức đổi tên thành Đại học Ngôn ngữ Văn hóa Bắc Kinh.
Vào tháng 7 năm 2002, trường đã được Bộ Giáo dục phê duyệt và đổi tên thành Đại học Ngôn ngữ Bắc Kinh, là một trong 72 trường cao đẳng và đại học trực thuộc Bộ Giáo dục Trung Quốc.
Đại học Ngôn ngữ Bắc Kinh nằm trên đường Xueyuan, quận Haidian, Bắc Kinh, nơi có nhiều trường đại học và viện nghiên cứu, nằm ở khu trung tâm của Công viên Khoa học Zhongguancun.
Trường nằm gần Đại học Công nghệ và Khai thác Trung Quốc ở phía bắc, đối diện với Đại học Địa chất Trung Quốc ở phía nam, phía tây gần trường Đại học Thanh Hoa và nằm bên cạnh ga tàu điện ngầm Wudaokou, giao thông rất thuận tiện.
Đại học Ngôn ngữ Bắc Kinh là trường đại học quốc tế duy nhất ở Trung Quốc tập trung vào giáo dục ngôn ngữ Trung Quốc và giáo dục văn hóa Trung Quốc cho sinh viên nước ngoài, được gọi là “Liên hiệp quốc nhỏ”.
Đồng thời, trường cũng giảng dạy ngôn ngữ và văn học Trung Quốc, hội họa, tài chính, kế toán, khoa học thông tin…, cũng như các nghiên cứu chuẩn bị cho đào tạo ngoại ngữ cho sinh viên trước khi ra nước ngoài học tập.
Đại học Ngôn ngữ Bắc Kinh là trường có lịch sử lâu đời nhất, quy mô lớn nhất và đội ngũ giảng viên mạnh nhất trong việc giảng dạy ngôn ngữ và văn hoá Trung Quốc cho người nước ngoài.
Trong 40 năm qua, trường đã đào tạo hơn 100.000 sinh viên quốc tế đến từ hơn 160 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới. Trường có hơn 800 giáo viên toàn thời gian.
Hiện tại, trường đã thành lập một hệ thống chuyên ngành với các đặc điểm riêng biệt, lợi thế rõ ràng, cấu trúc hợp lý và nội dung đáng kể. Từ giáo dục ngắn hạn, giáo dục trực tuyến đến giáo dục đại học, thạc sĩ và tiến sĩ, các ngành học được trang bị tốt, chất lượng giáo dục và giảng dạy được ca đánh giá tương đối tốt trong và ngoài nước.
Đại học Yến Sơn
Đại học Yến Sơn có lịch sử giảng dạy lâu đời, tiền thân là Học viện Công nghệ Cáp Nhĩ Tân thành lập vào năm 1920. Năm 1960, trường được đặt tên là Trường Cao đẳng Máy móc Đông Bắc thuộc Bộ Công nghiệp Trung Quốc.
Đại học Yến Sơn bắt đầu tuyển nghiên cứu sinh vào năm 1961, và đào tạo tiến tu thạc sĩ, tiến sĩ vào năm 1978. Năm 1978, trường được Hội đồng Nhà nước đánh giá là trường đại học trọng điểm quốc gia.
Năm 1984, trường bắt đầu có tên hiện tại là “Đại học Yến Sơn”. Từ năm 1985 đến năm 1997, trường chuyển đến thành phố Tần Hoàng Đảo, tỉnh Hà Bắc.
Năm 2009, Bộ Công nghệ Thông tin, Cục Khoa học Công nghiệp Quốc phòng và Tỉnh Hà Bắc đã cùng hợp tác cải tạo Đại học Yến Sơn. Đây cũng là một trong những trường đại học đầu tiên thực hiện “Kế hoạch đào tạo và giáo dục kỹ sư xuất sắc” của Bộ Giáo dục.
Đại học Yến Sơn là đơn vị cấp học bổng của chính phủ Trung Quốc dành cho sinh viên nước ngoài, có các ngành học trọng điểm quốc gia, phòng thí nghiệm trọng điểm quốc gia và trung tâm nghiên cứu công nghệ kỹ thuật quốc gia…
Đại học Công nghiệp Nam Kinh
Đại học Công nghiệp Nam Kinh được thành lập năm 2001 bởi sự sáp nhập giữa hai trường Đại học Công nghệ Hóa học Nam Kinh (tiền thân là Trường Sư phạm San Giang thành lập năm 1902) và Đại học Kỹ thuật Xây dựng và Kiến trúc Nam Kinh (tiền thân là Trường Công nghệ Y tế Nam Kinh thành lập năm 1915.
Trường là một trong 14 trường đại học trọng điểm đầu tiên trong kế hoạch 2011, là trường đại học được thành lập bởi Chính quyền tỉnh Giang Tô và Bộ Xây dựng.
Đại học Công nghiệp Nam Kinh là trường đại học trọng điểm, thí điểm cải cách toàn diện ở tỉnh Giang Tô, là một trong những trường Đại học đầu tiên nằm trong Dự án thí điểm các chương trình đào tạo kỹ sư xuất sắc và cải cách toàn diện các chuyên ngành giáo dục đại học.
Đây là một trường đại học tổng hợp đa ngành, tập trung vào kỹ thuật. “Trung tâm đổi mới hợp tác cho sản xuất hóa học và sinh học tiên tiến” là một trong 14 trung tâm đổi mới hợp tác cấp quốc gia được Nhà nước phê duyệt.
Đại học Công nghiệp Nam Kinh có cơ sở Malu và cơ sở Jiangpu với tổng diện tích hơn 4.000 mẫu Anh (khoảng 2,67 triệu mét vuông).
Trường có 26 học viện (khoa) trực thuộc, 1 ngành đào tạo trọng điểm cấp quốc gia, 4 ngành học trọng điểm tỉnh Giang Tô và có 6 trạm nghiên cứu khoa học, 6 chương trình đào tạo tiến sĩ cho các ngành học cấp một, 43 chương trình đào tạo tiến sĩ cho các ngành học cấp hai, 20 chương trình đào tạo thạc sĩ cho các ngành học cấp một, 127 chuyên ngành đào tạo thạc sĩ cho các ngành học cấp hai và 80 chuyên ngành đại học với 8 khoa: kỹ thuật, khoa học, quản lý, kinh điển, văn học, luật, triết học và y học.
Trường còn tuyển du học sinh quốc tế và được ủy quyền xét học hàm Giáo sư. Trong năm 2012, Đại học Công nghiệp Nam Kinh có hơn 30.000 sinh viên và nghiên cứu sinh theo học tại trường.
Đại học Y Thủ đô
Đại học Y Thủ Đô, thành lập năm 1960, là một trường đại học trọng điểm ở Bắc Kinh. Hiệu trưởng đầu tiên của trường là Giáo sư Ngô Giới Bình, một bác sĩ tiết niệu nổi tiếng, học giả của hai học viện, cựu phó chủ tịch Ủy ban Thường vụ Quốc hội Nhân dân.
Trụ sở chính của trường ở số 10 Xitoutiao, You’anmen, quận Fengtai, Bắc Kinh. Trường có 10 học viện trực thuộc, 18 trường y khoa lâm sàng (trong đó 16 trường y khoa lâm sàng là bệnh viện trực thuộc), một cơ sở giảng dạy về y tế dự phòng (Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Bắc Kinh), 3 trường cao đẳng và 17 khoa chuyên ngành.
Theo dữ liệu từ trang web Đại học Y Thủ đô, trường có 7.768 sinh viên toàn thời gian, bao gồm 1989 nghiên cứu sinh, 3811 sinh viên đại học, 1961 sinh viên học nghề và 7 du học sinh.
Trường có đầy đủ các ngành học và nhiều chuyên ngành có thế mạnh, có một số lượng lớn các chuyên gia và học giả có thành tích cao trong các chuyên ngành cơ bản và lâm sàng.
8 chuyên ngành trọng điểm quốc gia, 2 chuyên ngành trọng điểm cấp 1 Bắc Kinh, 8 chuyên ngành trọng điểm cấp hai Bắc Kinh, 2 chuyên ngành xây dựng cấp độ Bắc Kinh, tám ngành trọng điểm của Cục Y học cổ truyền Trung Quốc, 1 phòng thí nghiệm trọng điểm giáo dục, 3 phòng thí nghiệm trọng điểm của bộ và tỉnh, 5 phòng thí nghiệm quan trọng của Bắc Kinh, 59 điểm ủy quyền tiến sĩ, 78 điểm ủy quyền thạc sĩ, năm trạm nghiên cứu sau tiến sĩ…
Đại học Y Phương Nam
Đại học Y Phương Nam, tiền thân là Đại học Quân y Số 1 thuộc Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc, được thành lập năm 1951, là trường đại học trọng điểm quốc gia năm 1979.
Theo lệnh của Hội đồng Nhà nước và Quân ủy Trung ương hồi tháng 8 năm 2004, trường đã được chuyển đến tỉnh Quảng Đông và đổi tên thành Đại học Y Phương Nam.
Trường có 2 cơ sở: cơ sở chính và cơ sở Shunde với tổng diện tích 1,768 triệu mét vuông và diện tích xây dựng là 846.700 mét vuông, tuyển sinh từ 31 tỉnh, khu tự trị, thành phố và khu vực Hồng Kông, Macao.
Kể từ khi Đại học Y Phương Nam được thay đổi cơ cấu vào năm 2004, Đại học Quân y Số 1 đã được đổi tên thành Đại học Y Phương Nam, nhưng tấm bảng của Đại học Quân y Số 1 với dòng chữ “Diệp Kiếm Anh” vẫn được treo ở cổng phía đông của trường, có thể thấy trường luôn luôn coi trọng lĩnh vực Quân Y.
Về phong cách học tập, sinh viên có phong cách học tập xuất sắc của một trường đại học trọng điểm, phòng học không bao giờ vắng người, phải đến tranh chỗ thì mới có chỗ ngồi để học, đặc biệt là trước kỳ thi.
Về công tác sinh viên, mặc dù quản lý quân sự đã được công bố, nhưng nhiều nhóm quản lý hành chính đã loại bỏ tất cả các quy định khắc nghiệt để làm cho Đại học Y Phương Nam trở nên sôi động hơn, áp dụng chiến lược cho phép sinh viên tự phát triển năng lực của mình.
Là một trường quân sự có lịch sử lâu đời, thật đáng khen ngợi khi trường dần dần từ bỏ truyền thống giáo dục vô cùng hà khắc theo cách này.
Đại học Y Trung Quốc
Đại học Y Trung Quốc là trường cao đẳng y tế đầu tiên được thành lập bởi Đảng Cộng sản Trung Quốc, tiền thân là Trường Y tế Hồng quân Công – Nông dân Trung Quốc thành lập năm 1931 tại Thụy Kim, Giang Tây, sau đó chuyển đến phía bắc Thiểm Tây.
Tháng 9 năm 1940 tại Diêm An, dưới đề nghị của đồng chí Mao Trạch Đông và sự chấp thuận của Ủy ban Trung ương Trung Quốc, trường được đổi tên thành Đại học Y Trung Quốc.
Vào tháng 11 năm 1948, trường Đại học Y khoa Quốc gia Thẩm Dương cũ (trước đây là Đại học Y khoa Man Châu, được thành lập năm 1911 bởi Công ty Đường sắt Guonan Manchurian của Nhật Bản) và Trường Cao đẳng Y tế Liêu Ninh (trước đây là Đại học Y Thịnh Kinh, thành lập năm 1883 bởi Giáo hội Scotland, Anh) được sáp nhập vào Đại học Y Trung Quốc tại Thẩm Dương.
Trong quá trình thành lập và phát triển, Đại học Y Trung Quốc nhận được sự quan tâm rất lớn từ Ban Chấp hành Trung ương Đảng và thế hệ các nhà cách mạng vô sản cũ.
Vào tháng 7 năm 1941, lời dặn của đồng chí Mao Trạch Đông dành cho sinh viên tốt nghiệp khóa thứ 14 của trường:”Cứu và giúp đỡ người bị thương, thực hiện chủ nghĩa nhân đạo Cách mạng” đã trở thành phương châm của giáo viên và học sinh và nhân viên y tế của trường.
Tháng 3 năm 1950, đồng chí Mao Trạch Đông và Chu Ân Lai đã đến thăm trường một lần nữa, khuyến khích các thầy và trò toàn trường tiếp tục xây dựng phát triển trường đại học y của nhân dân trong thời kỳ xây dựng xã hội chủ nghĩa. Năm 1991, đích thân đồng chí Đặng Tiểu Bình đã viết tiêu đề của cuốn sách “Lịch sử trường Đại học Y Trung Quốc”.
Hiện nay, dù không thuộc dự án 211 Đại học Y Trung Quốc đã phát triển thành một trường đại học y khoa với tầm ảnh hưởng quốc tế. Trường có các chương trình giáo dục đại học và sau đại học về y học, dược, giáo dục, khoa học, kỹ thuật, quản lý và các ngành khác.
Đại học Y Trung Quốc đã mở ra cánh cửa cho giáo dục y tế quốc tế và trao đổi học thuật giữa Trung Quốc và Nhật Bản, Châu Âu, Mỹ và các nước khác trên thế giới. Hiện nay, Đại học Y Trung Quốc là một trong 10 trường đại học trực thuộc Bộ Y tế Trung Quốc.
Đại học Sư phạm Thủ đô
Đại học Sư phạm Thủ đô được thành lập vào năm 1954, trước đây là Học viện Sư phạm Bắc Kinh.
Năm 1992, Học viện Sư phạm Bắc Kinh, phân viện thuộc Học viện Sư phạm Bắc Kinh, Đại học Sư phạm Ngoại ngữ Bắc Kinh và Đại học Sư phạm Kỹ thuật Bắc Kinh được sáp nhập lại để thành lập Đại học Sư phạm Thủ đô.
Đây là một trường đại học toàn diện bao gồm các chuyên ngành về khoa học tự nhiên, khoa học xã hội, kỹ thuật, quản lý, luật, giáo dục, ngoại ngữ, nghệ thuật…, là một trường đại học trọng điểm ở Bắc Kinh.
Dù không thuộc dự án 211 kể từ khi thành lập vào 59 năm trước, trường đã đào tạo hơn 100.000 cử nhân thuộc nhiều chuyên ngành khác nhau và là cơ sở quan trọng để cung cấp giảng viên có trình độ cao cho giáo dục sư phạm ở Bắc Kinh, trau dồi nguồn nhân lực thuộc nhiều chuyên ngành khác cần thiết cho hiện đại hóa.
Tính đến năm 2013, trường có 17 chuyên ngành đào tạo tiến sĩ cấp một, 14 trạm nghiên cứu sau tiến sĩ và 26 ngành học thạc sĩ.
Trường có 24 khoa, bao gồm khoa giảng dạy và nghiên cứu tiếng Anh, khoa nghiên cứu và giảng dạy giáo dục thể chất, với hơn 90 viện (trung tâm) nghiên cứu. Có 1 chuyên ngành chuyên khoa, 54 chuyên ngành đại học, tổng cộng 29.632 sinh viên đại học, nghiên cứu sinh và du học sinh quốc tế với đội ngũ giảng viên hùng hậu (2.612 giảng viên).
Xuất bản “Tạp chí Đại học Sư phạm Thủ đô” (Phiên bản Khoa học Xã hội và Phiên bản Khoa học Tự nhiên), “Tạp chí Ngôn ngữ Trung Quốc”, “Giảng dạy môn Ngữ văn bậc Trung học”, “Nghiên cứu Giáo dục Đại học”… thiết lập mối quan hệ trao đổi và hợp tác liên trường với 185 trường đại học ở 30 quốc gia.
Đại học Sư phạm Phúc Kiến
Đại học Sư phạm Phúc Kiến là một trường đại học được thành lập bởi Chính quyền Nhân dân tỉnh Phúc Kiến và Bộ Giáo dục.
Sau khi thành lập Trung Quốc mới, Học viện Khoa học Nghệ thuật Nữ sinh Hoa Nam, Đại học Công đoàn Phúc Kiến, Đại học Sư phạm tỉnh Phúc Kiến và các đơn vị khác đã được điều chỉnh và sáp nhập nhiều lần. Trường Cao đẳng Sư phạm Phúc Kiến được thành lập năm 1953, được đổi tên thành Đại học Sư phạm Phúc Kiến năm 1972 và vẫn được sử dụng cho đến ngày nay.
Trường tọa lạc tại Phúc Châu, thủ phủ của tỉnh Phúc Kiến, với hai cơ sở là Qishan và Cangshan, có diện tích hơn 3.500 mẫu Anh. Tính đến năm 2013, trường có 76 chuyên ngành đại học, hơn 25.400 sinh viên đại học toàn thời gian và hơn 6.000 nghiên cứu sinh.
Trường có một ngành học quốc gia, 26 ngành trọng điểm của tỉnh, 15 trạm di động nghiên cứu khoa học sau tiến sĩ, được ủy quyền 12 chương trình thạc sĩ như văn học, lịch sử, triết học, khoa học, kỹ thuật, giảng dạy, kinh tế, luật, quản lý, nông nghiệp và khoa học xã hội.
Đại học Sư phạm Phúc Kiến có 1 phòng thí nghiệm trọng điểm quốc gia, 1 trung tâm nghiên cứu kỹ thuật quốc gia, 15 phòng thí nghiệm trọng điểm cấp tỉnh, 4 cơ sở nghiên cứu khoa học và đào tạo tài năng quốc gia, 12 trung tâm giảng dạy thực nghiệm cấp tỉnh, 4 khu thí nghiệm đổi mới mô hình đào tạo tài năng cấp quốc gia, 15 khu vực thí nghiệm đổi mới mô hình đào tạo tài năng cấp tỉnh, 1 cơ sở nghiên cứu khoa học xã hội và nhân văn trọng điểm của Bộ Giáo dục, 13 cơ sở nghiên cứu khoa học xã hội và nhân văn cấp tỉnh…
Đại học Nông nghiệp Sơn Đông
Đại học Nông nghiệp Sơn Đông (Shandong Agricestation University) tọa lạc dưới chân núi Thái Sơn, tiền thân là Học viện Nông nghiệp Cao cấp Sơn Đông, được thành lập tại Tế Nam vào năm 1906.
Theo kế hoạch của Bộ Giáo dục về việc điều chỉnh các trường cao đẳng và các khoa năm 1952, Học viện Nông nghiệp tỉnh Sơn Đông sáp nhập với Học viện Nông nghiệp thuộc Đại học Sơn Đông.
Trường được chuyển từ Tế Nam đến Thái An vào năm 1958 và đổi tên thành Đại học Nông nghiệp Sơn Đông năm 1983. Hiện nay, trường đã phát triển thành một trường đại học đa ngành, với lợi thế là các ngành khoa học nông nghiệp, khoa học đời sống, kết hợp giảng dạy các chuyên ngành nông nghiệp, khoa học, kỹ thuật, quản lý, kinh tế, văn học, luật và nghệ thuật.
Dù không thuộc dự án 211 Đại học Nông nghiệp Sơn Đông là một trường đại học trọng điểm có hơn 100 năm tuổi ở tỉnh Sơn Đông, là một trong 100 trường đại học hàng đầu trong cả nước. Đây là một trường đại học tổng hợp cấp tỉnh do Bộ Nông nghiệp, Cục Lâm nghiệp Quốc gia và Chính quyền tỉnh Sơn Đông thành lập.
Đại học Nông nghiệp Sơn Đông nằm trong chương trình 2011, là trường đại học duy nhất ở tỉnh Sơn Đông được ủy quyền xét học hàm giáo sư, được chọn vào đánh sách 50 trường đại học quốc gia tổ chức tư vấn và trao đổi kinh nghiệm việc làm cho sinh viên tốt nghiệp…
Trong đánh giá môn học của Bộ Giáo dục năm 2012, trường có sáu ngành học cấp một được xếp hạng trong số mười ngành hàng đầu trên toàn quốc. Đại học Nông nghiệp Sơn Đông cũng là trường đại học đầu tiên ở tỉnh Sơn Đông được phép cấp bằng tiến sĩ; có trạm di động nghiên cứu sau tiến sĩ đầu tiên, phòng thí nghiệm trọng điểm quốc gia đầu tiên tại tỉnh Sơn Đông.
Trong quá trình giảng dạy, trường đã giành nhiều giải thưởng lớn như: Giải thưởng Phát minh Công nghệ Quốc gia, Giải thưởng Tiến bộ Khoa học và Công nghệ Quốc gia, Giải thưởng Thành tựu Giảng dạy Quốc gia… đồng thời cũng là đơn vị có nhiều giảng viên nhất được đề cử “Học giả Thái Sơn”.
Đại học Nông ngiệp Hoa Nam
Đại học Nông nghiệp Hoa Nam là một trường đại học quốc gia trọng điểm do tỉnh Quảng Đông và Bộ Nông nghiệp phối hợp thành lập (thuộc “Dự án 211”), khuôn viên trường nằm ở Quảng Châu – nơi được mệnh danh là “Thành phố hoa”.
Đại học Nông nghiệp Hoa Nam có diện tích hơn 8.250 mẫu Anh, trong đó diện tích xây dựng khoảng 1,37 triệu mét vuông. Trường có khuôn viên xanh sạch đẹp với hồ nước và rừng nhân tạo, là nơi có điệu kiện ưu việt để học tập và nghiên cứu.
Lịch sử giảng dạy của trường có thể được truy nguyên từ trang Viện thí nghiệm nông nghiệp tỉnh Quảng Đông được thành lập vào năm 1909. Đây chính lag cái nôi của giáo dục đại học ở tỉnh Quảng Đông và là trường đại học lâu đời nhất ở Quảng Đông.
Năm 1952, trong Kế hoạch điều chỉnh các trường đại học trên cả nước, Học viện Nông nghiệp Hoa Nam đã liên kết với Bộ Nông nghiệp, khoa Thú y của Đại học Trung Sơn, Đại học Lĩnh Nam và Đại học Quảng Tây để thành lập Học viện Nông nghiệp Hoa Nam mới, trực thuộc Bộ Nông nghiệp.
Năm 1978, trường được Hội đồng Nhà nước công nhận là một trong 88 trường đại học trọng điểm quốc gia. Năm 1984, trường được đổi tên thành Đại học Nông nghiệp Hoa Nam. Năm 2000, nhà nước đào sâu cải cách hệ thống quản lý các trường cao đẳng và đại học, trường được Bộ Nông nghiệp đặt dưới sự giám sát của tỉnh Quảng Đông.
Vào tháng 12 năm 2004, Đại học Nông nghiệp Hoa Nam được đánh giá là đơn vị xuất sắc trong việc đánh giá trình độ giảng dạy đại học của Bộ Giáo dục.
Đại học Nông nghiệp Hoa Nam có truyền thống giáo dục xuất sắc trong suốt hơn một thế kỷ xây dựng và phát triển với phương châm “đạo đức, tri thức, thực tế và đổi mới.”
Đại học Nông nghiệp Hoa Nam đã thành lập các chương trình giáo dục sau đại học, giáo dục đại học và giáo dục cơ bản. Hiện nay, trường đã được xây dựng thành một trường đại học tổng hợp với các chuyên ngành nông nghiệp, kỹ thuật, khoa học tự nhiên, khoa học xã hội, kinh tế, quản lý và luật.
Hi vọng bài viết Top 20 trường đại học không thuộc 211 tốt nhất tại Trung Quốc giúp ích được bạn trong quá trình lựa chọn trường để apply học bổng Trung Quốc. Nếu bạn thấy bài viết hãy like và share bài viết này giúp mình nhé.