Sự phát triển giáo dục ở Trung Quốc có quan hệ vô cùng mật thiết đến quá trình xây dựng và phát triển kinh tế của đất nước này.
Có vô vàn ngôi trường với lịch sử lâu đời ở Trung Quốc, có trường được thành lập từ cuối nhà Thanh nhưng sau đó lại bị chiến tranh tàn phá nặng nề, có ngôi trường còn có thể truy nguyên lại lịch sử hàng nghìn năm trước từ thời Tống,…
Vậy mới nói rằng, các trường đại học lâu đời của Trung Quốc như một nhân chứng lịch sử, chứng kiến tất cả những thăng trầm của thời đại.
Ngay sau đây, chúng ta hãy cùng điểm lại Top 10 đại học lâu đời nhất Trung Quốc nhé!
Đại học Hồ Nam - Ngôi trường 985, 211 được thành lập từ thời nhà Tống
Đại học Hồ Nam có nguồn gốc từ Học viện Nhạc Lộc, được thành lập vào năm 976 sau Công nguyên. Trải qua vô vàn thay đổi, cải cách từ thời Tống, Nguyên, Minh, Thanh và các triều đại khác, trường luôn duy trì tính liên tục của giáo dục và giảng dạy văn hóa.
Năm 1903, Học viện được tái cấu trúc thành Trường trung học Hồ Nam. Đến năm 1926, trường được đặt tên là Đại học Hồ Nam. Năm 1937, đại học Hồ Nam trở thành một trong 16 trường đại học quốc gia thuộc Bộ Giáo dục của Chính phủ Quốc gia Trung Quốc.
Năm 1949, đại biểu Đại hội Đại biểu Đảng Cộng sản Trung Quốc lần thứ nhất, nhà giáo dục, nhà triết học nổi tiếng Trung Quốc, Lý Đại, đã trở thành hiệu trưởng đầu tiên của Đại học Hồ Nam sau khi nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa được thành lập.
Ngoài ra, tên trường của Đại học Hồ Nam cũng được Chủ tịch Mao Trạch Đông đích thân viết tặng. Năm 2000, Đại học Hồ Nam và Học viện Tài chính và Kinh tế Hồ Nam sáp nhập để thành lập Đại học Hồ Nam mới.
Đại học Tôn Trung Sơn - Ngôi trường tồn tại gần 1 thế kỷ ở Trung Quốc
Mặc dù Đại học Tôn Trung Sơn được thành lập bởi Tôn Trung Sơn vào năm 1924. Nhưng lịch sử của ngôi trường này thực sự có thể bắt nguồn từ Trường Y khoa Bác Tế được thành lập vào năm 1866.
Đây là trường y khoa phương Tây sớm nhất được thành lập ở Trung Quốc. Đại học Tôn Trung Sơn là trường đại học trọng điểm quốc gia do Bộ Giáo dục Trung Quốc và chính quyền tỉnh Quảng Đông đồng thành lập.
Đây là trường đại học xây dựng trọng điểm của quốc gia thuộc dự án “Song nhất lưu” hạng A, “Dự án 985, 211”, “Chương trình giáo dục và đào tạo nhân tài pháp lý xuất sắc”, “Chương trình giáo dục và đào tạo bác sĩ xuất sắc”, là trung tâm nghiên cứu khoa học, học bổng văn và đào tạo nhân sự quan ở miền nam Trung Quốc.
Đại học Sư phạm Hoa Trung
Đại học Sư phạm Hoa Trung là một tổ chức giáo dục đại học có lịch sử lâu đời. Nguồn gốc của trường bắt đầu vào năm 1871 khi Giáo hội Tần giáo Hoa Kỳ thành lập Trường Cao đẳng Văn Hoa ở Vũ Hán.
Sau khi kế thừa và phát triển, Trường Cao đẳng Văn Hoa được đổi tên thành Đại học Văn Hoa vào năm 1903. Năm 1912, trường được đổi tên thành Đại học Trung Hoa.
Đến năm 1952, trường được tái cơ cấu thành Trường Sư phạm Cao cấp Hoa Trung. Và đến năm 1985 trường đổi tên thành Đại học Sư phạm Hoa Trung và sử dụng cho đến ngày nay.
Đại học Sư phạm Hoa Trung hiện tại là một trường đại học trọng điểm quốc gia theo định hướng nghiên cứu toàn diện. Đây là một trong những trường đại học trọng điểm của Dự án 211 và Nền tảng đổi mới kỷ luật có lợi cho dự án 985 của Trung Quốc.
Đây cũng là một trong số những trường đầu tiên xây dựng dự án “song nhất lưu” – dự án các trường đại học xây dựng ngành học đẳng cấp quốc tế.
Đại học Vũ Hán
Đại học Vũ Hán bắt nguồn từ trường tự cải thiện do Trương Chi Động – thống đốc Hồ Quảng vào cuối triều đại nhà Thanh thành lập vào năm 1893. Sau khoảng thời gian kế thừa và phát triển, trường được đặt tên là Đại học Quốc gia Vũ Hán vào năm 1928.
Năm 1946, trường đã hình thành mô hình điều hành trường học, trong đó có sáu viện bao gồm văn học, luật, khoa học, kỹ thuật, nông nghiệp và y học song song với nhau.
Sau khi Nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa thành lập, Đại học Vũ Hán được Đảng và Chính phủ Trung Quốc vô cùng quan tâm và đánh giá cao. Năm 1958, Chủ tịch Mao Trạch Đông đích thân đến thăm Đại học Vũ Hán.
Năm 1993, nhân dịp kỷ niệm một trăm năm thành lập Đại học Vũ Hán, Giang Trạch Dân và các nhà lãnh đạo của Trung Quốc lúc bấy giờ đã viết thư chúc mừng.
Kể từ khi cải cách và mở cửa, Đại học Vũ Hán đã đi đầu trong việc thực hiện cải cách giáo dục và giảng dạy. Các hoạt động khác nhau của trường cũng phát triển mạnh mẽ, nhờ vậy mà sức mạnh tổng thể của trường cũng tăng lên đáng kể.
Đại học Y Hà Bắc
Đại học Y khoa Hà Bắc ban đầu có tên là Trường Y khoa Bắc Dương. Sau Cách mạng năm 1911, Trường Y khoa Bắc Dương được đổi tên thành Trường Chuyên khoa Y tế Công cộng Trực Lệ và bắt đầu tuyển sinh sinh viên đại học vào năm 1913.
Vào ngày 7 tháng 7 năm 1937, Chiến tranh chống Nhật Bản nổ ra và trường buộc phải đóng cửa. Tháng 1 năm 1946 trường mở cửa và bắt đầu tuyển sinh trở lại.
Đến tháng 4 năm 1949, trường được đổi tên thành Cao đẳng Y tế Hà Bắc. Năm 1958, trường chuyển từ khu Bảo Định (Hà Bắc) đến Thạch Gia Trang.
Năm 1995, Trường Cao đẳng Y tế Hà Bắc cũ, Trường Cao đẳng Y học Cổ truyền Trung Quốc Hà Bắc và Trường Cao đẳng Y tế Thạch Gia Trang sáp nhập và đổi tên thành Đại học Y khoa Hà Bắc. Năm 2013 Trường Cao đẳng Y học Cổ truyền Trung Quốc Hà Bắc nối lại hệ thống tổ chức độc lập.
Đại học Thiên Tân
Đại học Thiên Tân, gọi tắt là Thiên Đại, tiền thân là Đại học Bắc Dương và được thành lập vào ngày 2 tháng 10 năm 1895.
Trường đã trở thành một trường đại học nghiên cứu chất lượng cao với đội ngũ giảng viên ưu tú, chất lượng giáo dục và trình độ nghiên cứu khoa học hàng đầu ở Trung Quốc và có ảnh hưởng lớn trên thế giới.
Năm 1959, trường được Ủy ban Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc chỉ định là một trong những trường đại học trọng điểm quốc gia đầu tiên.
Sau khi cải cách và mở cửa, Đại học Thiên Tân là một trong những trường đại học trọng điểm đầu tiên nằm trong “Dự án 211” và “Dự án 985”, và được chọn vào các trường đại học hạng A trong dự án “Xây dựng trường đại học đẳng cấp thế giới”.
Đại học Giao Thông Thượng Hải
Được thành lập vào năm 1896, Đại học Giao thông Thượng Hải ban đầu có tên là Trường Công lập Nam Dương. Đến năm 1911, trường được đổi tên thành Đại học Nam Dương. Năm 1949, trường đổi tên thành Đại học Giao thông.
Và vào năm 1955, Trường chuyển đến Tây An và được chia thành Đại học Giao thông Thượng Hải và đại học Giao thông Tây An. Năm 1959, hai trường chính thức tách riêng và được thành lập độc lập.
Cơ sở trường ở Thượng Hải được đặt tên là “ Đại học Giao thông Thượng Hải”. Năm 1999, trường Cao đẳng Nông nghiệp Thượng Hải cũ được sáp nhập và trở thành đại học Giao thông Thượng Hải như hiện nay.
Đại học Giao thông Tây An
Đại học Giao thông Tây An là một trong những tổ chức giáo dục đại học sớm nhất ở Trung Quốc, bắt nguồn từ Trường Công lập Nam Dương được thành lập tại Thượng Hải vào năm 1896.
Trường được đổi tên thành Đại học Giao thông vào năm 1921. Năm 1956, Quốc vụ viện quyết định chuyển Đại học Giao thông đến Tây An và tách Đại học Giao thông thành 2 cơ sở, 1 ở Tây An và 1 ở Thượng Hải.
Năm 1959, Đại học Giao thông ở Tây An được tách riêng và đặt tên là Đại học Giao thông Tây An. Trong những năm 1920 và 1930, trường đã trở thành một trường đại học nổi tiếng với đặc điểm “quản lý khoa học và kỹ thuật” độc đáo, được mệnh danh là “MIT” của phương Đông.
Trường là đơn vị trọng điểm của “Kế hoạch 5 năm lần thứ 7” và “Kế hoạch 5 năm lần thứ 8” của Trung Quốc và cũng là trường đầu tiên tham gia xây dựng dự án “ 211” và “985”.
Năm 2017 , trường được chọn vào danh sách trường học hạng A quốc gia với 8 ngành được chọn là ngành xây dựng song hạng nhất.
Đại học Tứ Xuyên
Đại học Tứ Xuyên được thành lập thông qua hai lần sáp nhập của 3 đại học lớn là Đại học Tứ Xuyên, Đại học Khoa học và Công nghệ Thành Đô cũ và Đại học Y Tây Trung Quốc cũ.
Năm 1994, Đại học Tứ Xuyên cũ và Đại học Khoa học và Công nghệ Thành Đô cũ sáp nhập và đổi tên thành Đại học Liên hiệp Tứ Xuyên. Năm 1998, trường được đổi tên thành Đại học Tứ Xuyên.
Và đến năm 2000, trường sáp nhập với Đại học Y khoa Tây Trung Quốc cũ để thành lập Đại học Tứ Xuyên mới. Đại học Tứ Xuyên ban đầu được Lộc Truyền Lâm – thống đốc Tứ Xuyên, thành lập vào năm 1896 theo lệnh đặc biệt của vua Quang Tự.
Đây là trường đại học kiểu phương Tây sớm nhất ở Tây Nam Trung Quốc và là một trong những trường đại học sớm nhất ở Trung Quốc đào tạo nghiên cứu sinh.
Đại học Giao thông Tây Nam
Đại học Giao thông Tây Nam thành lập vào năm 1896 với tên gọi Học viện đường sắt Sơn Hải Quan Bắc Dương. Kể từ đó trường đã chuyển địa điểm và đổi tên nhiều lần với tên gọi là Đại học Giao thông Đường Sơn.
Đại học Giao Thông Đường Sơn nổi tiếng trong và ngoài nước, được gọi là “Comnal phương Đông”. Đặc biệt trường có thế mạnh đào tạo về xây dựng dân dụng, khai thác mỏ và luyện kim.
Năm 1952, sau khi điều chỉnh các khoa, chuyên đào tạo nhân tài vận tải đường sắt trường được đổi tên thành Trường Cao đẳng Đường sắt Đường Sơn.
Năm 1964, trường chuyển đến Nga Mi và năm 1972 được đôi tên là Đại học Giao thông Tây Nam. Năm 2000, trường được Bộ Giáo dục Trung Quốc tiếp nhận quản lý.
Trên đây là 10 đại học lâu đời nhất Trung Quốc, đi kèm với những ngôi trường này chắc chắn là chất lượng giáo dục vượt trội cùng với thế mạnh đào tạo các chuyên ngành vô cùng nổi bật.
Đây chắc chắn là những gợi ý hàng đầu cho việc chọn lựa trường học để đi du học và trải nghiệm tại Trung Quốc. Các bạn yêu thích trường nào trong số các ngôi trường trên đây? Chia sẻ cho Riba và mọi người cùng biết nha!
Ví dụ: