Rất nhiều người khi mới học tiếng Trung thì đều cảm thấy hốt hoảng khi thấy phải học phát âm một bảng đầy chữ như trên. Bảng ở trên là gì? Có tác dụng như thế nào? Hãy cùng Riba tìm hiểu nhé!
Pinyin, một phần quan trọng trong việc học tiếng Trung
Tiếng Trung là một ngôn ngữ có lịch sử lâu đời, trên thực tế, các nhà khảo cổ phát hiện văn tự chữ viết Trung Quốc từ cuối đời Thương (1600-1046 trước CN). Như vậy, hệ thống Hán ngữ có ít nhất 3000 năm lịch sử.
Trong bảng xếp hạng những ngôn ngữ khó học trên thế giới, Trung Quốc luôn xếp ở thứ hạng cao, thậm chí nhiều người Trung Quốc cũng không biết hết các từ tiếng Trung, vậy người mới học cần bắt đầu từ đâu? Bảng phiên âm 拼音/ pīnyīn/ là cánh cửa đầu tiên giúp chúng ta bước vào thế giới tiếng Trung kì bí.
Pinyin là Hệ thống Latin hóa chính thức của tiếng phổ thông ở lục địa Trung Quốc, là công cụ ngôn ngữ hỗ trợ việc học tiếng Trung và cho phép bạn gõ tiếng Trung trên máy tính và điện thoại.
Lịch sử của Pinyin
Lần đầu tiên học giả ghi chép lại tiếng Trung bằng hệ thống bảng chữ cái phương Tây là khi nào? Vào năm 1650, khi nhà truyền giáo Matteo Ricci công bố văn bản đầu tiên từ tiếng Trung sang tiếng Anh có tên “Đạo Khổng, Lịch sử và Xã hội Trung Hoa”, văn bản này đã sử dụng chữ cái Latin để phiên âm tiếng Trung.
Tính cạnh tranh của hệ thống văn bản
Trước khi bảng Pinyin xuất hiện, đến đầu thế kỉ 20 đã có một số bảng phiên âm Latin của tiếng Trung Quốc như: Wade-Giles, Latin hóa Hệ thống Bưu điện Trung Quốc và Gwoyeu Romatzyh.
Tuy nhiên, mỗi hệ thống này đều có những vấn đề chung, chính vì vậy các học giả tiếp tục tìm kiếm giải pháp tốt hơn.
Đến năm 1930, Đảng Cộng Sản Trung Quốc đã kết hợp với lãnh đạo của Liên bang Xô Viết để sáng tạo ra hệ thống bảng chữ cái Latin là 新文 (cách viết mới). Mục đích là cải thiện tỷ lệ biết chữ cho những nhập cư Trung Quốc ở phía đông Nga. 新文 đạt đỉnh điểm phổ biến vào năm 1940.
Đến năm 1950, một nhóm nhà ngôn ngữ Trung Quốc bắt đầu làm xây dựng hệ thống Latin mới để tăng giảm tỷ lệ mù chữ (khi Trung Quốc Mới được thành lập năm 1949, khoảng 80% trong số 40.000 công dân mù chữ). Ngay sau đó, nhà ngôn ngữ và Hán học Chu Hữu Quang tạo ra một đột phá: Bảng phiên âm tiếng Hán.
Nhiều người coi học giả Chu là “Cha đẻ của bảng phiên âm tiếng Hán”, nhưng ông chỉ khiêm nhường nói rằng: “Tôi không phải cha đẻ của bảng phiên âm; Tôi là đứa con của bảng phiên âm. Đó là kết quả của truyền thống lâu dài từ những năm cuối nhà Thanh đến ngày nay. Nhưng chúng tôi đã nghiên cứu lại những vấn đề, làm lại nó và khiến nó hoàn hảo hơn”.
Đến 11 tháng 2 năm 1958, hệ thống Pinyin đã chính thức thay thế tất cả hệ thống chữ Latin ở Trung Quốc, tuy nhiên bảng phiên âm này mất một thời gian dài mới có thể tiến ra nước ngoài. Trên thực tế, cho tận đến 2 tháng 3 năm 1979, tạp chí Los Angeles Times mới giới thiệu hệ thống bảng Pinyin. Từ đó “Peking” chuyển thành “Beijing,”, “Canton trở thành Guangzhou và Tientsin thành Tianjin.”
Trong thời gian qua, phương Tây đã sử dụng đều đặn Bảng phiên âm Pinyin, sau đó nó được thừa nhận ở Trung Quốc, Đài Loan, Singapore và Mỹ.
Pinyin ngày nay
Người nước ngoài học tiếng Trung cho rằng chỉ họ mới sử dụng hệ thống bảng phiên âm này, tuy nhiên, trên thực tế, người bản địa Trung Quốc cũng học Pinyin cũng với các chữ tiếng Trung ở mẫu giáo.
Mặc dù lên đến tiểu học thì Pinyin không còn được sử dụng nữa, hệ thống phiên âm này vẫn được sử dụng để học phát âm những từ mới. Hơn thế nữa, người bản địa vẫn sử dụng Pinyin trong cuộc sống hằng ngày trên máy tính và điện thoại.
Tuy nhiên, Pinyin chỉ là một công cụ để hỗ trợ học tập chứ không thể thay thế hoàn toàn chữ viết tiếng Trung. Ví dụ, có rất nhiều từ có phát âm là “guo” như (果 /guǒ/: hoa quả), (国 /guó/: quốc gia), to (过 /guò/: qua như trong 过马路 /guò mǎlù/: qua đường), (锅/guō/: nồi nấu ăn), và nhiều từ khác. “Guo” thậm chí còn là 1 trong 100 họ phổ biến nhất (郭 Guō).
Cách học Pinyin
Bảng Pinyin gồm 2 phần là 23 thanh mẫu (Phụ âm: b, p, m, f, d, t, n, l, g, k, h, j, q, x, z, c, s, zh, ch, sh, r, y, w) và 24 vận mẫu (Nguyên âm: Gồm 6 nguyên âm đơn: a, o, e, i, u, và ü và 18 nguyên âm ghép), chúng ta sẽ sử dụng các Thanh mẫu và Phụ mẫu này để tạo thành các từ có nghĩa.
Ví dụ: 越南/Yuènán/
Để đọc bảng Pinyin, chúng ta cần nắm một số nguyên tắc chính:
- Không phải thanh mẫu và vận mẫu nào cũng có thể kết hợp với nhau như: Vận mẫu “ia” chỉ kết hợp được với một số thanh mẫu.
- Vận mẫu ü và các vận mẫu ghép từ ü khi đi cùng thanh mẫu “j”; “q”; “x” thì chỉ cần viết là “u”. Ví dụ: 去/qù/,局/jú/,需/ xū/
- Khi vận mẫu “iou” đi sau các thanh mẫu thì lúc viết phải bỏ “o”. Ví dụ: 六/ liù/
- Khi các vận mẫu “uei”, “uen” đi sau các thanh mẫu thì khi viết phải bỏ “e”. Ví dụ: 对/ duì/, 盾/ dùn/
- Đối với những từ có hai chữ mà chữ tiếp theo bắt đầu bằng một nguyên âm thì khi viết cần đặt dấu ’ giữa hai chữ đó. Ví dụ: 方案/ fāng’àn/: phương án. Nếu không có dấu này, thì sẽ viết sẽ thành từ 反感/ fǎngǎn/, tuy thanh điệu khác nhau nhưng nếu gõ trên bàn phím thì sẽ giống nhau. Như vậy, một dấu ’ cũng vô cùng quan trọng, nó có thể thay đổi cả một từ bạn muốn tìm.
- Khi viết Pinyin các danh từ riêng thì cần viết hoa chữ cái đầu tiên. Ví dụ: 越南/Yuènán/; 中国/ zhōngguó/
Bảng Pinyin nên được học cùng với video phát âm từng từ để có thể đạt hiệu quả cao nhất. Mọi người nên nghe và đọc lại theo (có thể ghi âm để so sánh xem mình bắt chước đã chuẩn chưa), nếu có thể thì hãy nhờ giáo viên hoặc người bản xứ (nhớ rằng mỗi địa phương ở Trung Quốc sẽ có cách phát âm khác nhau, một số vùng sẽ đọc “s” và “sh” như nhau nên hãy tìm hiểu người bản xứ đó đến từ đâu để chắc chắn rằng bạn được học cách phát âm tiêu chuẩn nhé).
Mình xin giới thiệu với các bạn chuỗi bài giảng phát âm tiếng Trung của kênh Youtube “Yoyo Chinese” mà mình cảm thấy rất hay và dễ hiểu, mọi người còn học được rất nhiều từ mới trong khi học phát âm nữa đó:
Pinyin Lesson Series:
Như vậy, nếu sử dụng thành thạo hệ thống phiên âm Pinyin, chúng ta có thể học tiếng Trung dễ dàng hơn, từ phát âm, gõ từ đến việc nghe hiểu. Tuy nhiên, Pinyin chỉ là một công cụ để chúng ta học tập, chỉ học mỗi Pinyin là không đủ mà chúng ta cần học cách viết, cách nhận dạng mặt chữ để có thể hoàn toàn nắm bắt và vận dụng được tiếng Trung trong cuộc sống.
1 Comment