Lịch sử hình thành và phát triển của chữ Hán tượng hình
Có bao giờ các bạn học tiếng Trung đặt ra câu hỏi “Lịch sử hình thành và phát triển của chữ Hán tượng hình” như thế nào bao giờ chưa? Hãy cùng Riba.vn tìm hiểu nguồn gốc của chữ Hán thông qua bài viết này nhé.
Trước hết mời các bạn theo dõi clip sau của kênh youtube Hoạ Thuyết Hán Ngữ – kênh hướng dẫn ghi nhớ chữ Hán bằng phương pháp tượng hình để hiểu rõ hơn về lịch sử hình thành của chữ Hán nhé.
Có một truyền thuyết kể lại rằng, ở một triều đại rất lâu rất lâu về trước, vị hoàng đế mệnh lệnh cho thần tử của ông ta là Thương Hiệt sáng tạo ra văn tự.
Thương Hiệt là một kẻ quái nhân có 4 con mắt. Ông ta dùng 8 con mắt của mình để quan sát 8 phương và đã nhìn thấy đủ mọi thứ khác nhau. Ông ta mang tất cả những hình dạng mà ông ta thấy đơn giản hóa lại và khắc lên mai rùa, xương thú và việc làm này đã hình thành lên văn tự sớm nhất ở thời đại lúc bấy giờ.
Đương nhiên câu chuyện này chỉ là truyền thuyết về sự ra đời của chữ hán và nó không hề có thật, nhưng nó cũng chứng minh một sự thật rằng chữ hán là do chữ tượng hình biến hóa mà thành.
Ở một câu chuyện khác về sự phát triển của Hán ngữ, vào thời đại nguyên thủy mấy vạn năm về trước, người viễn cổ đã biết cách dùng ngôn ngữ để biểu đạt ý nghĩ, sau này lại biết thêm dùng tay để biểu đạt.
Nhưng có một vài sự vật dùng ngôn ngữ hoặc cử chỉ cũng không thể nào biểu đạt được, thế rồi có một người đã nghĩ ra cách làm ký hiệu, nhưng có quá nhiều thứ mà họ muốn ghi lại, và làm cho họ rất dễ bị quên.
Sau này họ đã dùng các hình vẽ để biểu thị ý nghĩa, ví dụ “mặt trời” thì vẽ thành cái hình tròn “cây” thì vẽ thành hình giống như cái cây. Văn tự tượng hình sớm nhất đã được tạo ra như thế. Điều này lại cũng đã khẳng định, chữ hán chính là hình thành từ tế và là 1 loại chữ tượng hình.
Chạy theo thay đổi của năm tháng, loài người bắt đầu tiến vào xã hội nô lệ, đến lúc này, những thứ cần phải ghi chép lại bằng văn tự càng ngày càng nhiều, dù đã dùng hết tất cả các ký tự để biểu thị nhưng nhìn lại thì vô cùng lộn xộn.
Thế là người ta lại đơn giản hóa các chữ tượng hình, mang các chữ tượng hình ghép lại với nhau và hình thành lên 1 loại văn tự mới làm cho mọi người có thể dễ dàng hiểu hơn.
Ví dụ mang chữ người ghép với cái cây thì thành chữ xiu1 (nghỉ ngơi), ý nghĩa là 1 người dựa lên cái cây để ngủ. cứ như thế đã tạo ra rất nhiều các văn tự mới và đã tạo ra loại hình mới của chữ hán – chữ hội ý 会意字.
Đến thời chiến quốc xuân thu, trên lãnh thổ của Trung Quốc xuất đã hiện rất nhiều các nước chư hầu, những văn tự của các nước chư hầu đều có sự khác biệt, thế là xuất hiện sự việc 1 chữ nhiều nghĩa, nhiều chữ 1 nghĩa.
Điều này đã hình thành sự khó khăn trong việc giao lưu giữa các nước. Sau khi tần thủy hoàng thống nhất 6 nước, ông từng hạ lệnh các nước phải sử dụng 1 loại văn tự – chữ Tiểu Triện 小篆. Loại văn tự này đã đơn giản hóa hơn rất nhiều so với loại chữ trước, nhưng vẫn có chút lộn xộn. Thế là nhân gian đã từng bước tạo ra loại chữ tục thể để ứng phó – Lệ Thư 隶书.
Đến thời kỳ tam quốc, Chung Dao của Ngụy Quốc lai sáng tạo ra 1 loại chữ vô cùng đơn giản và dễ coi, mà sau này tất cả người học tiếng trung đều sử dụng – đó chính là Khải thư 楷书.
Kể từ đó, chữ hán đã được thiết lập trạng thái khối vuông của nó, bắt đầu có kết cấu nét chữ. sau này người ta lại lần lượt sáng tạo ra Thảo Thư, Hành Thư, vân vân. Và bất ngờ xuất hiện các nhà thư pháp nổi tiếng.. Sự phát triển của chữ hán đã dần dần đi vào một cấp độ cao hơn..