Khám phá Tây Tạng - mảnh đất huyền bí với nhiều điều diệu kỳ
Ai yêu du lịch cũng đều tràn đầy khao khát đến Tây Tạng, nhiều người để thử thách bản thân, nhiều người bị thu hút bởi cảnh sắc nơi đây, còn một số người thì để trải nghiệm một phong tục dân tộc đơn giản và bình dị, nói chung, mỗi người đều có một kì vọng khác nhau khi đến Tây Tạng.
Thậm chí còn có câu nói “Nhất định phải đến Tây Tạng – nơi đẹp nhất để du lịch một lần trong đời.” Vậy Tây Tạng có gì đặc biệt mà thu hút mọi người đến như vậy? Cùng theo chân Du học Trung Quốc Riba tìm hiểu nhé!
Cảnh sắc thiên nhiên của Tây Tạng
Chưa nói đến danh lam thắng cảnh, chỉ riêng cảnh sắc thiên nhiên của Tây Tạng cũng đủ làm mê đắm con tim bao người.
Tây Tạng là cả một vùng đất rộng lớn, trời xanh như đại dương, từng đụn mây như những con sóng, liên tục thay đổi hình dạng. Mỗi lần ngước lên bầu trời là một cảnh sắc khác nhau, mang một vẻ đẹp hư ảo.
Ở đây bạn sẽ được nhìn ngắm bầu trời trong xanh nhất và được hít thở bầu không khí trong lành nhất, mọi thứ đều rất tự nhiên, trong môi trường như vậy rất tâm trạng con người tự nhiên sẽ thoải mái và trở nên tốt hơn.
Hai thành phố đặc sắc nhất của Tây Tạng
Tây Tạng có hai thành phố tiêu biểu, đó là: Lhasa và Shigatse.
Lhasa - thủ phủ của Tây Tạng
Lhasa là thủ phủ của Tây Tạng, do thời tiết quang đãng nên nơi đây còn được mệnh danh là “Thành phố Ánh Dương”. Lhasa có nhiều điểm du lịch nổi tiếng, bao gồm Cung điện Potala, Đền Jokhang và Phố Bajiao.
Cung điện Potala là tòa cung điện cổ lớn nhất và hoàn chỉnh nhất ở Tây Tạng. Tòa nhà này thể hiện nghệ thuật kiến trúc Tây Tạng.
Đền Jokhang là một điển hình cổ điển của kiến trúc tôn giáo Tây Tạng, chính việc gắn bó mật thiết với nơi này đã khiến Lhasa luôn được mệnh danh là “Thánh địa”.
Phố Bajiao được coi là “con đường thiêng” trong mắt người Tây Tạng. Mọi người sẽ được trải nghiệm những con đường và trung tâm mua sắm theo phong cách Tây Tạng ở nơi đây.
Shigatse - nơi có đỉnh Everest
Thành phố lớn thứ hai của Tây Tạng là Shigatse, đỉnh Everest cao nhất thế giới mà chúng ta thường nghe nằm ở Quận Tingri của thành phố này, và còn có Hồ Yamdrok, được gọi là một trong ba “hồ thánh” ở Tây Tạng.
Hồ Yamdrok trong tiếng Tây Tạng có nghĩa là hồ ngọc bích, lòng hồ yên ả, xung quanh có cảnh đẹp, yên tĩnh. Shigatse còn có chùa Baiju, hang động Jinga Karst, khu Zongshan, trang viên Pala và các danh lam thắng cảnh khác rất đáng ghé thăm.
Tuy chúng ta đang ở thế giới hiện đại nhưng đa phần mọi người vẫn cần một nơi để dựa dẫm về mặt tinh thần. Nội tâm ta cần sự chỉ dẫn, cần một thứ khiến ta từng giây từng phút có thể cảm nhận được sự ấm áp mà Phật giáo Tây Tạng qua một thời gian dài phát triển đã thể hiện tầm quan trọng của nó.
Xem thêm: KHÁM PHÁ MẢNH ĐẤT CAM TÚC TRUNG QUỐC
Văn hóa và nghệ thuật của Tây Tạng
Văn hóa và nghệ thuật của Tây Tạng có lịch sử lâu đời, mang đậm tính dân tộc và khu vực với trụ cột chính là văn hóa và nghệ thuật Phật giáo.
Văn hóa và nghệ thuật Tây Tạng ra đời và phát triển đã được 5.000 năm, có thể được chia thành 4 giai đoạn lịch sử.
Nền văn minh tiền sử trước thế kỷ thứ bảy, định hình vào thời kì Thổ Phồn, phát triển mạnh mẽ trong triều đại Nguyên, nhà Minh, và thịnh vượng trong triều đại nhà Thanh.
Nền văn minh tiền sử bao gồm nền văn minh cổ đại trước khi có sự thống nhất của vương triều Thổ Phồn vào thế kỷ thứ 7. Đặc điểm chính của thời kì này là sự hình thành và phát triển của tôn giáo nguyên thủy Đạo Bon – văn hóa nghệ thuật chính yếu có thể bắt nguồn từ thời đại đồ đá mới cách đây 5.000 năm.
Việc khai quật địa điểm đồ đá mới Karuo ở Qamdo, Tây Tạng đã phát hiện một loạt bức tranh đá từ cuối thời kỳ đồ đá cũ đến thời kỳ Thổ Phồn ở khu vực Ngari, phản ánh tổng thể những thành tựu văn minh của thời kỳ này và cho thấy sự khởi đầu của nghệ thuật thời tiền sử.
Thời kỳ của Vương triều Thổ Phồn vào thế kỷ thứ bảy sau Công nguyên là một giai đoạn lịch sử quan trọng đối với văn hóa và nghệ thuật Tây Tạng. Những thành tựu văn hóa nghệ thuật nổi bật trong thời kỳ này là sự sáng tạo ra ngôn ngữ Tây Tạng và sự du nhập của hệ thống văn hóa nghệ thuật Phật giáo lần lượt từ Ấn Độ và thời nhà Đường.
Sự va chạm và tiếp thu lẫn nhau của văn hóa và nghệ thuật là một đặc điểm lớn của thời kỳ này. Những ngôi đền như đền Jokhang, đền Ramoche, đền Changzhu và đền Samye phản ánh hoàn hảo những thành tựu nghệ thuật của thời kỳ này.
Ngôi chùa tích hợp kiến trúc, hội họa và điêu khắc, toàn bộ bố cục được xây dựng theo mô hình thế giới Phật giáo, tòa nhà chính kết hợp giữa phong cách Ấn Độ và đồng bằng miền Trung thời nhà Đường theo phong cách kiến trúc Tây Tạng, bắt đầu hình thành một hệ thống văn hóa với những đặc trưng văn hóa dân tộc độc đáo.
Trong triều đại nhà Nguyên, văn hóa và nghệ thuật với Phật giáo Tây Tạng làm chủ đạo đã rất phát triển.
Tác phẩm kinh điển của Phật giáo
Các tác phẩm kinh điển của Phật giáo đã được hệ thống hóa, danh mục Tam tạng bách khoa đầu tiên “Kanjur” và “Tanjur” được biên soạn, bậc thầy Phật giáo Sakya Panzhi đã cho ra đời một số nhân vật nổi tiếng như Dagong Kajian, Budun Rinchenzhu và Tsongkhapa.
Sử học
Sử học đã xuất hiện một số tác phẩm nổi tiếng như “Lịch sử Phật giáo Budun”《布顿佛教史》, “Thanh sử” 《青史》, “Hồng sử”《红史》, “Tân Hồng Sử”《新红史》, và “Tây Tạng Ngũ Kinh Kí”《西藏五经记》.
Văn học, nghệ thuật
Văn học phát triển mạnh mẽ, chuẩn bị cho các thể loại và hình thức văn học như thơ cách ngôn, Đạo ca, truyện ngụ ngôn và xuất hiện các tác phẩm văn học kinh điển nổi tiếng như “Đạo ca Vila Raba” và “Cách ngôn Sakya”.
Xuất hiện nhiều trường phái nghệ thuật với những đặc điểm và phong cách riêng biệt, chẳng hạn như Trường phái Zhihua và Trường phái hội họa mới Mentang, đã bắt đầu ảnh hưởng đến việc sáng tạo nghệ thuật Phật giáo ở vùng đồng bằng trung tâm.
Kiến trúc, hội họa, điêu khắc và các loại hình nghệ thuật khác ngày càng trở nên hoàn thiện. Một số lượng lớn các kiệt tác nghệ thuật cổ đại như chùa Sakya, tàn tích Guge, chùa Tuolin, chùa Xialu, chùa Natang và chùa Baiju, Mentang và Karma Ka đã được xây dựng.
Bắc Kinh vào thời Nguyên và nhà Minh và Hàng Châu vào thời nhà Nguyên đã trở thành hai trung tâm sáng tạo văn hóa nghệ thuật Phật giáo Tây Tạng ở Trung nguyên. Việc xuất hiện và sử dụng in khắc gỗ vào thời nhà Nguyên đã thúc đẩy việc truyền bá văn hóa và sáng tạo nghệ thuật siêu việt của Phật giáo Tây Tạng.
Đến với Tây Tạng, mọi giác quan của ta được thỏa mãn, tuy nhiên, du lịch ở Tây Tạng là không đủ để lấp đầy khoảng trống sâu trong nội tâm, mà không phải ai cũng muốn trở thành Phật tử, cũng chẳng muốn được “giáo hóa”, chính vì vậy, một nguyên cớ hay hơn đã ra đời: “Du lịch tâm linh” – một chuyến du lịch không trả lời cho câu hỏi “Đi đâu” mà là câu hỏi “Trải nghiệm của ta là gì?”.
Do môi trường kinh tế và xã hội tương đối ổn định và sự thúc đẩy mạnh mẽ các chủ trương văn hóa khác nhau dựa trên văn hóa Phật giáo Tây Tạng của chính quyền trung ương và địa phương, văn hóa và nghệ thuật Tây Tạng phát triển mạnh mẽ vào thời nhà Thanh.
Trên cơ sở kế thừa văn hóa truyền thống và tiếp thu những tinh hoa văn hóa tốt nhất của các dân tộc khác, các ngành khoa học nhân văn và tự nhiên tiếp tục du nhập những cái mới. Sự phát triển của văn học và nghệ thuật nói chung thể hiện quỹ đạo của sự thịnh vượng văn hóa và những thành tựu rực rỡ của nó trong thời kỳ này.
Hai thể loại văn học quan trọng là thơ trữ tình và tiểu thuyết đã ra đời. Trong thời kỳ này có những thành tựu nổi bật trong lĩnh vực điêu khắc, hội họa và kiến trúc, việc mở rộng cung điện Potala đã phản ánh hoàn hảo những thành tựu to lớn trong lĩnh vực điêu khắc, hội họa và kiến trúc.
Các hình thức kiến trúc của cung điện, lâu đài và tu viện được tích hợp một cách hữu cơ, cấu trúc ánh sáng, bóng tối, đường nét, màu sắc và không gian hoàn hảo, làm cho hình thức và nội dung kiến trúc được hòa nhập một cách tự nhiên, thể hiện kỹ năng kiến trúc tuyệt vời và nét quyến rũ văn hóa độc đáo.
Cung điện Norbulingka trên cơ sở kế thừa phong cách kiến trúc Tây Tạng truyền thống đã tiếp thu phong cách vườn nội thất và tạo nên một phong cách kiến trúc cung điện vườn Tây Tạng mới.
Kể từ cuộc Cải cách Dân chủ ở Tây Tạng năm 1959, chính phủ Trung Quốc đã thực hiện chính sách kế thừa và phát triển văn hóa và nghệ thuật truyền thống Tây Tạng xuất sắc, nhiều chủ trương khác nhau trong văn hóa và nghệ thuật Tây Tạng đang phát triển mạnh. Văn hóa và nghệ thuật Tây Tạng, viên ngọc quý trong kho tàng văn hóa và nghệ thuật Trung Hoa càng thêm chói lọi.
Để đến được Tây Tạng không phải dễ dàng. Tuy giao thông đã khiến con đường đến với vùng đất tháng trở nên tiện lợi hơn rất nhiều nhưng chính địa hình núi cao, sức khỏe của con người cũng như thời gian, không phải ai cũng có thể đến được Tây Tạng.
Chính sự khó khăn này, cũng như cảnh đẹp tự nhiên, “thánh địa”, “hồ thiêng”, các công trình kiến trúc cũng như văn hóa nghệ thuật đã khiến người ta càng muốn đến đây hơn. Nếu có cơ hội, các bạn hãy đến đây một lần nhé.
2 Comments