Sơ lược về đất nước Trung Quốc
Tên nước
- Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa (The People’s Republic of China)
Thủ đô
- Bắc Kinh
Ngày quốc khánh
- 01-10-1949
Vị trí địa lý
Trung Quốc nằm ở phần nửa phía bắc của Đông bán cầu, phía đông nam của đại lục Á – Âu, phía đông và giữa châu Á, phía Tây của Thái Bình Dương;
Trung Quốc có biên giới chung với Nga, Mông Cổ (phía bắc), với Kazakstan, Kirghistan, Taghikistan (phía tây), với Afghanistan, Pakistan, Ấn Độ, Nê Pan, Bu Tan (phía tây nam), với Myanma, Lào, Việt Nam (phía nam), với Triều Tiên (phía đông).
Diện tích
- 9,6 triệu km2
Khí hậu
Trung Quốc thuộc khu vực gió mùa, khí hậu đa dạng từ ấm đến khô. Nhiệt độ trung bình toàn quốc tháng 1 là -4,70C, tháng 7 là 260C. Ba khu vực được coi là nóng nhất là Nam Kinh, Vũ Hán, Trùng Khánh.
Còn lại đa số nằm trong khu vực bắc ôn đới, thuộc khí hậu gió mùa lục địa, đa số các vùng có bốn mùa rõ rệt, mùa đông lạnh giá, mùa hè nóng nực.
Do đất nước rộng lớn, địa hình phức tạp, độ cao chênh lệch lớn nên khí hậu cũng đa dạng theo. Từ nam lên bắc lần lượt là các vùng nhiệt đới, á nhiệt đới, trung ôn đới, hàn ôn đới.
Còn khí hậu vùng cao nguyện Tây Tạng là vùng khí hậu theo đường thẳng đứng. Đặc diểm khí hậu Trung Quốc là về mùa đông đa số các vùng lạnh giá, khí hậu miền Nam Bắc chênh lệch rõ rệt.
Về mùa hè do ánh mặt trời chiếu thẳng xuống bắc bán cầu nên miền Bắc ngày dài hơn, về mùa đông mặt trời chiếu tới 2 miền Nam Bắc nên ngày gần như nhau. Trừ vùng cao nguyên Tây Tạng có địa hình quá cao ra, cả nước đều nóng ấm, khí hậu chênh lệch không nhiều.
Đa số các vùng do ảnh huởng dòng khí vùng biển ẩm, thổi vào lục địa nên mưa nhiều, nhưng lượng mưa giữa các vùng và các mùa không đều nhau. Miền Đông mưa nhiều, miền Tây ít.
Từ Đông Nam tới Tây Bắc lượng mưa giảm dần đồng thời mưa nhiều vào mùa hạ. Miền Nam mùa mưa kéo dài từ tháng 5 tới tháng 10. Miền Bắc múa mưa ngắn, tập trung vào tháng 7, tháng 8.
Dân số
- hơn 1,34 tỷ người (tính đến 4/2011).
Dân Tộc
Trung Quốc là quốc gia đa dân tộc với 56 dân tộc được chính thức công, trong đó dân tộc Hán là chủ yếu (chiếm 93% dân số), ngoài ra còn có 55 dân tộc ít người (chiếm 7% dân số cả nước và phân bổ trên 50-60% diện tích toàn quốc).
Hành chính
31 tỉnh, thành phố gồm 22 tỉnh, 5 khu tự trị và 4 thành phố trực thuộc trung ương. 4 cấp hành chính gồm tỉnh, địa khu, huyện, xã. Thủ đô: Bắc Kinh.
Tôn giáo
Có 4 tôn giáo chính là Phật giáo, Đạo giáo, Đạo Hồi, Thiên chúa giáo.
Ngôn ngữ
Tiếng Hán là tiếng phổ thông, lấy âm Bắc Kinh làm tiêu chuẩn.
Văn Hóa Trung Quốc
Văn hoá Trung Quốc chịu ảnh hưởng sâu sắc từ các tư tưởng đạo Phật – tôn giáo chính thức ở đất nước này và từ nền sản xuất phụ thuộc vào nguồn nước.
Có thể thấy rõ hai điểm trên qua các ngày lễ hội. Trong văn hoá ứng xử, người Thái tỏ rõ sự sùng đạo, tôn kính hoàng gia và trọng thứ bậc cũng như tuổi tác.
Kinh Tế Trung Quốc
Đây là nền kinh tế lớn thứ 2 trên thế giới nếu tính theo Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) danh nghĩa. GDP Trung Quốc năm 2008 là 4,42 nghìn tỷ USD.
GDP bình quân đầu người danh nghĩa năm 2007 là 2.660 USD (5.300 USD nếu tính theo sức mua tương đương (PPP), vẫn còn thấp so với rất nhiều nền kinh tế khác trên thế giới (thứ 104 trên 183 quốc gia năm 2007).
Trong những năm gần đây, GDP bình quân đầu người Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa tăng lên nhanh chóng nhờ tốc độ tăng trưởng kinh tế ổn định ở mức cao. Năm 2005, 70% GDP của Trung Quốc là trong khu vực tư nhân.
Khu vực kinh tế quốc doanh chịu sự chi phối của khoảng 200 doanh nghiệp quốc doanh lớn, phần nhiều ở trong các ngành dịch vụ tiện ích (điện, nước, điện thoại…), công nghiệp nặng, và nguồn năng lượng.
Giao dịch thương mại giữa các nước Châu Á và Trung Quốc ngày phát triển, đóng vai trò quan trọng trong tăng trưởng kinh tế ở khu vực.
Trong xu hướng hội nhập quốc tế hiện nay, văn hoá phương Đông lại càng được nghiên cứu nhiều hơn và việc học tiếng Trung là công cụ tốt nhất để bắt đầu tìm hiểu về văn hoá phương Đông.
Hệ thống giáo dục Trung Quốc
Trung Quốc: nơi bạn có thể du học bằng tiếng Trung với chất lượng giáo dục cao, ngành nghề đào tạo rất đa dạng và phù hợp với nhiều trình độ, thủ tục du học rất đơn giản, chi phí thấp.
Trung Quốc từ lâu đã được biết đến là một trong những nước có nền văn hoá đồ sộ và lâu đời nhất thế giới.
Giờ đây, Trung Quốc lại được nhiều người biết đến như một nền kinh tế và kỹ thuật trên đà phát triển mạnh mẽ và một nền giáo dục và đào tạo chất lượng cao và thực sự thiết thực với tình hình phát triển kinh tế và xã hội của Việt Nam.
Do đó, ngày càng nhiều học sinh – sinh viên Việt Nam đến du học tại Trung Quốc.
Hệ thống giáo dục của Trung Quốc bao gồm 3 cấp bậc: bậc tiểu học, bậc trung học và bậc cao (Cao đẳng, đại học và sau đại học).
- Bậc tiểu học kéo dài 6 năm và là chế độ giáo dục bắt buộc được nhà nước bảo trợ.
- Bậc trung học gồm trung học phổ thông và trung học dạy nghề. Trung học phổ thông kéo dài 6 năm gồm giai đoạn sơ trung và cao trung. Trung học dạy nghề kéo dài 3 năm do 3 loại trường đảm nhiệm là: Trung cấp chuyên nghiệp, công nhân kỹ thuật và dạy nghề.
- Giáo dục bậc cao thường là 4 năm bao gồm nhiều nghành nghề khác nhau do các trường của nhà nước và trường tư thục thực hiện.
Nền giáo dục của Trung quốc hiện đang thay đổi theo xu hướng của các nước phát triển. Các trường đại học của nhà nước cũng phải tự hạch toán và không còn được nhà nước bao cấp hoàn toàn.
Chất lượng giáo dục và phương pháp cũng được thay đổi theo kịp sự phát triển của nền kinh tế Trung Quốc. Trung Quốc hiện nay tiếp nhận rất nhiều sinh viên quốc tế đến học tiếng và học các môn khoa học, kinh tế xã hội khác.
Tại phần lớn các trường đại học, điều kiện học và ăn ỏ của sinh viên đạt tiêu chuẩn như ở các nước phát triển.
Thủ tục Visa Trung Quốc
Visa được phân thành nhiều loại: visa Ngoại giao, Tiếp đãi, Công vụ, Phổ thông.
Cơ quan cấp visa Trung Quốc khi cấp visa sẽ tham chiếu đến hộ chiếu của các đối tượng để cấp visa tương ứng ví dụ Hộ chiếu ngoại giao sẽ cấp visa Ngoại giao, Hộ chiếu Học sinh, sinh viên sẽ cấp visa học sinh, sinh viên… nhưng có khi sẽ xét đến những trường hợp đặc biệt như thân phận của người đến Trung Quốc có nguyên do cụ thể sẽ cấp visa tương ứng.
Dựa vào “Quy tắc pháp thực quản lý xuất nhập cảnh người nước ngoài của Nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa”, visa Phổ thông được chia làm tám loại, được phân biệt bởi tám chữ cái cụ thể sau:
- Visa D: được cấp cho những người đến định cư tại Trung Quốc;
- Visa Z: được cấp cho những người đến Trung Quốc nhận chức, làm việc hoặc đi theo người nhà;
- Visa X: được cấp cho học sinh, sinh viên đến Trung Quốc du học, cấp cho giáo viên đến học nâng cao, và những người đến thực tập từ 6 tháng trở lên;
- Visa F: được cấp cho những người đến Trung Quốc phỏng vấn, khảo sát, giao lưu văn hóa kỹ thuật, nâng cao ngắn hạn và nhũng người đến thực tập trong khoảng thời gian ngắn không quá 6 tháng;
- Visa L: được cấp cho những người đến Trung Quốc du lịch hoặc những người nhập cảnh đến Trung Quốc giải quyết việc riêng. Nếu tổng cộng có 9 người trở lên cùng một tập thể nhập cảnh với mục đích du lịch thì sẽ cấp visa tập thể;
- Visa G: được cấp cho nhũng người quá cảnh;
- Visa C: được cấp cho nhũng người đến Trung Quốc trong những chuyến bay quốc tế, trong các chuyến tàu liên vận, vận chuyển hàng không, hằng hải…
- Visa J-1: được cấp cho các nhà báo, phóng viên quốc tế thường trú tại Trung Quốc;
- Visa J-2: được cấp cho các nhà báo quốc tế đến đột xuất với mục đích phỏng vấn;
Cơ quan visa của Trung Quốc tại nước ngoài là Đại sứ quán Trung Quốc, Tổng Lãnh sự quán.
Người nước ngoài muốn nhập cảnh hoặc đi qua đất nước Trung Quốc phải làm thủ tục đăng ký cấp visa tại Đại sứ quán Trung Quốc, Cơ quan lãnh sự hoặc Cơ cấu Bộ ngoại giao thường trú tại các nước. Trực tiếp đến các cơ quan trên tìm hiểu việc làm thử tục.
Điều kiện
- Điền vào tờ đăng ký visa, 01 ảnh 4×6 (chụp tại thời gian gần ngày nộp ảnh).
Chứng minh lý do xuất cảnh, quá cảnh và đăng ký: - Đăng ký cấp visa D (cư trú): yêu cầu đơn chúng nhận thân phận định cư, đơn chúng nhận thân phận định cư do người đăng ký hoặc người nhà đang sinh sống tại Trung Quốc bảo lãnh đăng ký, đăng ký tại đồn công an tại thành phố sở tại;
- Đăng ký cấp visa Z (lập nghiệp): yêu cầu có Thẻ được phép làm việc tại Nước Cộng hòa Nhân dân Trung hoa, giấy mời đến làm việc hoặc giấy chứng minh là nhân viên của đơn vị ( cơ quan, công ty..) tại Trung Quốc (có thể chấp nhận thư hoặc điện báo);
- Đăng ký cấp visa X (học tập): yêu cầu có giấy gọi học, giấy chứng minh của đơn vị tiếp nhận hoặc đơn vị chủ quản, giấy khám sức khỏe;
- Đăng ký cấp visa F (phỏng vấn, khảo sát): yêu cầu có điện báo của đơn vị sẽ được phỏng vấn hoặc khảo sát;
- Đăng ký cấp visa L (du lịch): đến Trung Quốc du lịch yêu cầu phải có chứng minh của đơn vị tiếp quản du lịch, phải chứng minh có đủ phí chi tiêu để đến du lịch tại Trung Quốc;
- Đăng ký cấp visa G ( quá cảnh): phải khai trình visa (đúng thời hạn) được cấp tại nước sẽ đến, nếu trong trường hợp nước sẽ đến tiếp theo miễn visa thì người đăng ký quá cảnh sẽ khai trình vé liên trình;
- Đăng ký cấp visa C (liên vận hàng không, hàng hải..): yêu cầu đăng trình các thủ tục được quy định do hai nước ký kết từ trước hoặc những quy định bên phía Trung Quốc;
- Đăng ký cấp visa J-1, J-2 (phóng viên, nhà báo): yêu cầu phải đăng trình chứng minh của cơ quan chủ quản;
(Theo Bộ Ngoại Giao Trung Quốc)
Trên đây là những thông tin cơ về đất nước Trung Quốc mà Riba muốn giới thiệu đến bạn