Phong cách dạy con của cha mẹ Trung Quốc
Theo cách dạy của đại đa số cha mẹ Trung Quốc từ xưa cho đến nay, các bậc cha mẹ thường có xu hướng bảo bọc, che chở cho con cái của mình khi còn nhỏ. Một trong những điểm khác biệt rất lớn so với quan điểm giáo dục của phương Tây, cho đứa trẻ học cách tự lập từ rất sớm, để chúng phát triển một cách tự do, đề cao chủ nghĩa cá nhân của bản thân.
10 điều dạy của bậc cha mẹ Trung Quốc
Mặc dù những gì cha mẹ Trung Quốc dạy cho những đứa trẻ có thể chỉ là những lời khuyên, những quan điểm từ xa xưa được ông cha hết đời này đến đời khác truyền lại, nhưng đều có tầm ảnh hưởng nhất định trong hệ thống giáo dục Trung Quốc. Dưới đây là 10 điều dạy của bậc cha mẹ Trung Quốc đều dạy cho con cái của mình. Xin mời các bạn cùng Riba.vn tìm hiểu qua nhé!
Ăn nhanh lên! / Ăn hết đi!
Đây là một trong những điều đầu tiên mà người Trung Quốc học được trên bàn ăn.
Người Trung Quốc tin rằng trân trọng thức ăn là một đức tính tốt, điều này không khó hiểu khi các thế hệ cha ông của họ từng phải hứng chịu nạn đói lớn vào những năm 1960. Nên đối với họ có thực phẩm để ăn mỗi ngày chính là điều vô cùng quý giá, chính vì vậy không thể bỏ thừa một cách phí phạm được.
Như câu thơ nổi tiếng trong bài thơ Đồng cảm với nông dân (悯 农) của nhà thơ thời Đường Lý Thần đã viết: “谁知 盘中餐 , 粒粒皆辛苦”. (Mỗi hạt cơm trong đĩa cơm của bạn là kết quả của lao động chăm chỉ.)
Đừng quá kén chọn
Trong tiếng Trung có một câu nói: 民以食为天 ( nghĩa tạm dịch: Thức ăn chính là nhu cầu thiết yếu của con người). Mặc dù mỗi người đều có sở thích ăn uống riêng, cách ăn uống sinh hoạt riêng. Nhưng có thể nói mỗi người Trung Quốc lớn lên đều có ít nhất một lần trong đời bị bố mẹ bắt ép ăn bất cứ thứ gì được dọn sẵn trên bàn ăn.
Đừng tạo ra âm thanh trong bữa ăn
Thật khó chịu cho người đối diện nếu phải nghe tiếng húp canh soàm soạp, tiếng nhai chóp chép của bạn, …đặc biệt là không dùng muỗng đũa để khua tay múa chân, gõ chén lách cách đều bị cấm kỵ Đây là điều mà nhiều người Trung Quốc được dạy không nên làm ngay từ khi còn nhỏ.
Nhường người lớn ăn trước
Điều này bạn để ý sẽ nhìn thấy, trên bàn ăn người lớn tuổi nhất trong bàn sẽ cầm đũa lên trước, sau đó lần lượt đến những người nhỏ tuổi hơn. Dù chỉ là một chi tiết rất nhỏ nhưng nó thể hiện được truyền thống quý báu, tôn trọng người lớn tuổi trong văn hóa của con người Trung Hoa.
Nhường cho người nhỏ tuổi hơn mình
Đúng như câu thành ngữ “Kính trên nhường dưới”, mỗi người Trung Quốc đều có hai trách nhiệm lớn chính là tôn trọng người lớn hơn mình và nhường nhịn trẻ nhỏ. Họ dạy con biết nhường nhịn, chia sẻ với em trai, em gái, những ai nhỏ hơn mình, bởi chúng vẫn còn nhỏ dại, chưa hiểu chuyện, cần được bảo bọc, che chở.
Nên ăn thức ăn nóng hơn là đồ lạnh
Người Trung Quốc có niềm tin mạnh mẽ vào những gì họ ăn. Họ cũng tin rằng ăn uống đầy đủ giúp duy trì một sức khỏe tốt. Trẻ em Trung Quốc thường được nói rằng thức ăn phải được ăn nóng, hâm nóng trước khi ăn không nên ăn đồ lạnh.
Quan niệm này được cho là xuất phát từ y học cổ truyền Trung Quốc, vốn cảnh báo không nên ăn thực phẩm có tính lạnh, chẳng hạn như thịt vịt, dưa hấu hay trà xanh.
Đặc biệt nước nóng ở đây được xem là “thần dược”, đau bụng, mệt mỏi, mất ngủ…đều được khuyên nên uống một ly nước nóng sẽ đem lại cảm giác dễ chịu hơn.
Đừng ngủ hay đi ra ngoài với mái tóc ướt
Nhiều trẻ em Trung Quốc được cha mẹ yêu cầu không được ngủ hoặc ra ngoài khi mái tóc còn ướt. Đây được cho là lời khuyên có khoa học, để tóc ướt đi ngủ rất dễ bị cảm lạnh, làm suy yếu hệ thống miễn dịch, thậm chí gây ra bệnh đau đầu kinh niên nếu cứ giữ thói quen xấu này.
Nguyên nhân là do lượng nước đọng lại trên tóc và da đầu, từ đó khiến các mạch máu hoạt động chậm lại và làm cản trở quá trình lưu thông máu, dẫn đến chứng đau nhức đầu mãn tính.
Không có gì là miễn phí
Ngay từ nhỏ những đứa trẻ Trung Quốc đều được nghe qua một câu nói: “Không có bữa trưa nào là miễn phí”, khi nhận bất cứ thứ gì phải tìm cách cảm ơn, đáp trả ân huệ, dù chỉ là món quà nhỏ như thế nào đi chăng nữa. Bởi trên đời không có gì là miễn phí cả, sẽ chẳng ai cho không bạn cái gì.
Mối quan hệ giữa người với người là mối quan hệ tương hỗ: Bạn giúp họ, họ giúp bạn. Có nhiều khi một thứ tưởng chừng là rẻ, miễn phí lại khiến chúng ta phải trả một cái giá rất đắt.
Đừng so sánh bản thân với người kém cỏi hơn mình
Trung Quốc có một câu tục ngữ rằng: 人往高处走,水往 低处流 (Con người luôn hướng đến tầm cao, dòng nước luôn hướng về chốn thấp).
Câu ngạn ngữ khuyên ta phải có chí cầu tiến, mạnh dạn tiến lên phía trước, tạo nên những thành tựu to lớn cho bản thân chứ đừng đem bản thân so sánh với những người kém cỏi, chỉ biết lười biếng để rồi từ đó tự cao, tự đại, dậm chân tại chỗ.
Không có gì gọi là hối tiếc
Hi vọng những gì mà Riba.vn chia sẻ sẽ đem đến những nguồn thông tin và kiến thức thú vị đến với các bạn