Ngày Tết cổ truyền của người Trung Quốc diễn ra cùng thời điểm với Tết nguyên đán của người Việt. Tuy nhiên thì thời gian nghỉ Tết ở Trung Quốc kéo dài hơn ở Việt Nam khá lâu. Ngày Tết cổ truyền của người Trung Quốc diễn ra cùng thời điểm với Tết nguyên đán của người Việt.
Tuy nhiên thì thời gian nghỉ Tết ở Trung Quốc kéo dài hơn ở Việt Nam khá lâu. Tết Nguyên đán Trung Quốc thường kéo dài từ ngày 8 tháng 12 âm lịch đến ngày 15 tháng giêng âm lịch, đây được xem là kì nghỉ Lễ dài nhất và quan trọng nhất ở Trung Quốc.
Hôm nay, hãy cùng Riba khám phá ngày tết cổ truyền tại Trung Quốc xem có gì đặc biệt nhé!
Các phong tục truyền thống ngày Tết của người Trung Quốc
Với nhịp sống phát triển nhiều lo toang, bận rộn như ngày nay, nhưng vào những ngày gần Tết, người hoa ở khắp mọi nơi vẫn sắp xếp thời gian về sum họp đón Tết cổ truyền cùng gia đình. Cũng như luôn cố gắng gìn giữ và phát huy những nét phong tục ngày Tết như:
Dán thần giữ cửa
Dán thần giữ cửa là một phong tục truyền thống ngày Tết đã có từ rất lâu đời tại Trung Quốc, với mong muốn cầu mọi đều bình an. Người ta có thể tự làm hình thần giữ cửa bằng gỗ đào, hoặc vẽ thần trực tiếp lên cửa hay đơn giản chỉ là dán giấy có cắt hình thần lên.
Phong tục này dựa trên truyền thuyết về hai anh em Thân Đồ và Dư Lợi, là những thần trấn giữ cửa nhà giúp người dân diệt trừ ma quỷ quấy phá.
Dán câu đối, treo chữ Phúc ngược
Ngoài dán thần giữ cửa, người ta còn dán câu đối đỏ và chữ Phúc ngược ở trước cửa nhà để cầu bình an, may mắn. Chữ “Phúc” sẽ được viết bằng mực đen trên nền giấy đỏ và treo ở ngay trước cổng nhà.
“Phúc” treo ngược đọc là “Phúc đảo”. Đây là phép chơi chữ của người Trung Quốc, trong đó đảo (倒) là từ đồng âm với đáo (到). Do đó, chữ Phúc treo ngược sẽ trở thành “Phúc đáo” nghĩa là phúc đến nhà.
Lau dọn nhà cửa
Vào những ngày trước Tết người ta sẽ bắt đầu dọn dẹp, lau chùi, quét bụi bẩn trong nhà. Việc này đồng nghĩa với xua đi những điều cũ, xui xẻo trong năm qua để chuẩn bị sẵn sàng đón một năm mới, mọi đều tốt lành mới.
Mừng tuổi bằng phong bao đỏ
Cũng giống như ở Việt Nam, người nhỏ sẽ mừng tuổi, gửi những câu chúc an lành đến người lớn, và sẽ được tặng lại những phong bì đỏ có tiền may mắn. Ý nghĩa của phong bao này là mang tới sức khỏe, bình an và may mắn.
Ngày nay thì những người trẻ cũng có thể tặng lại những phong lì xì đỏ cho ông bà, bố mẹ, để thay cho những lời chúc sức khỏe và bình an.
Thăm nhà người thân, bạn bè
Vào những ngày đầu năm, người Hoa sẽ tới nhà từng người thân trong gia đình để trực tiếp gửi những lời chúc an lành và trao cho nhau những phong bao đỏ với ý nghĩa một năm mới đầy vui vẻ, may mắn. Hoặc cũng có thể ở lại để cùng dùng bữa cơm thân mật và trò chuyện cùng nhau.
Tham gia hội hoa đăng
Đêm hội hoa đăng sẽ được tổ chức vào ngày 15/1 âm lịch, ngày cuối cùng của kì nghỉ Tết. Những chiếc đèn lồng đỏ viết những lời chúc cầu bình an, được xếp bằng giấy hoặc lụa, bên trong đặt nến sẽ được đồng loạt thả lên trời.
Ẩm thực ngày Tết của người Trung Quốc
Ở Trung Quốc, các món ăn ngày Tết sẽ mang nhiều ý nghĩa cầu chúc bình an, may mắn. Bữa cơm sum hợp gia đình vào đêm giao thừa có ý nghĩa rất quan trọng. Các nguyên liệu sẽ được chuẩn bị trước đó, nhưng món ăn thì sẽ được chế biến ngay trong ngày này.
Trong mâm cơm đêm 30 Tết sẽ không thể thiếu các món ăn đầy ý nghĩa như cá hấp (ngụ ý sự dư giả tài lộc), mì trường thọ (sức khỏe dồi dào), bánh sủi cảo (may mắn, phát tài),…cùng với nhiều món ăn truyền thống khá.
Các món bánh như: bánh khoai môn, bánh củ cải, bánh bao,…cũng là một phần không thể thiếu trong ẩm thực ngày Tết của người Trung Quốc. Đặc biệt, bánh Tết không thể thiếu trong mâm cỗ truyền thống, phải kể đến là bánh tổ Nian Gao (年糕 /niángāo/).
Bánh được làm từ gạo nếp loại thượng hạng, kết hợp với đường và gừng tươi. Tạo nên một vị bánh mềm dẻo, kết dính và ngọt lịm, với ý nghĩa mong muốn sự gắn kết bền vững, vui vẻ của các thành viên trong gia đình. Phiên âm Nian Gao còn mang ý nghĩa là sự thịnh vượng, đi lên, luôn thăng tiến trong năm mới.
Ngoài ra, người Trung Quốc còn đãi khách đến chơi nhà bằng những khay bánh kẹo. Một khay bánh kẹo truyền thống phải tròn 8 hoặc 6 ngăn (hai con số ngày Trung tiếng Trung đều chỉ sự may mắn, tài lộc) bánh kẹo được sắp xếp theo vòng tròn, tượng trưng cho sự quây quần, sum họp.
Mỗi loại bánh, mứt, kẹo trong khay bánh đều hàm chứa một ý nghĩa riêng như: hạt dưa đỏ (là niềm vui, hạnh phúc); quả vải sấy khô (quan hệ gia đình gắn bó); quả kim quất (ngụ ý sự thịnh vượng); đậu phộng (sống thọ); hạt sen (cháu con đầy đàn),…
Các hoạt động ngày Tết của người Trung Quốc
Vào ngày 29, 30 tết, các thành viên trong gia đình sẽ về tụ họp bên nhau bày bàn thờ cúng trời đất tổ tiên, và cùng ăn bữa cơm đoàn viện.
Vào đêm 30 Tết, các đài truyền hình Trung ương Trung Quốc sẽ phát trực tiếp các chương trình văn nghệ mừng năm mới, các gia đình trong qua đình có thể quây quần bên nhau ngồi xem và chờ đón pháo hoa vào đúng thời khắc giao thừa.
Ngày mùng 1: Người Trung Quốc sẽ có tập tục rước thần linh, ngọc hoàng và các vị thần vào nhà. Trong ngày này, một số người sẽ có quan niệm tránh ăn thịt để giúp sống lâu và hạnh phúc hơn.
Ngày mùng 2: Là ngày để cúng lễ ông bà tổ tiên và tất cả thần linh. Ngày ngày, người Trung Quốc sẽ đối xử rất tử tế với chó, cho chúng ăn thật ngon bởi vì họ quan niệm Mùng 2 Tết là ngày sinh nhật của tất cả chó trên đời.
Ngày mùng 3, 4: Trong 2 ngày này, con rễ sẽ đưa vợ con về nhà ngoại và chúc tết cho ba mẹ vợ.
Ngày mùng 5: Người Trung Quốc sẽ ở nhà để đón Thần Tài và cũng không ai đến nhà người khác chơi trong ngày này. Bởi đây là điềm xui xẻo cho cả gia chủ và khách.
Vào những ngày đầu năm mới, người Trung Quốc cũng thường có thói quen đi chùa dâng hương cầu may mắn, bình an.
Trên đây là những thông tin tham khảo chung về ngày Tết cổ truyền ở Trung Quốc. Còn thật sự như thế nào, hãy đến ngay Trung Quốc vào những dịp Tết để được trải nghiệm thực tế và nhớ đừng quên chia sẻ lại với chúng mình nhé!