Kiến trúc Trung Quốc cổ đại là một thế giới nghệ thuật, nó cô đọng nội hàm cùng tinh thần văn hóa phong phú hàng nghìn năm của Trung Quốc, thể hiện sự bí ẩn và độc đáo của kiến trúc phương Đông với thế giới.
Hôm nay, hãy cùng Riba khám phá sáu phong cách kiến trúc cổ đại nổi tiếng nhất tại đất nước này nhé !
Các trường phái kiến trúc cổ đại Trung Quốc
Trong lịch sử phát triển lâu dài của kiến trúc Trung Quốc, kiến trúc cổ đại Trung Quốc đã hình thành các thể loại riêng, phong cách riêng, tiêu biểu và nổi tiếng nhất là: Trường phái An Huy, Trường phái Bắc Kinh, Trường phái Tô, Trường phái Tấn, Trường phái Phúc Kiến, Trường phái Tứ Xuyên.
Những công tình thuộc các trường phái khác nhau này thể hiện các nét văn hóa và trầm tích lịch sử của các vùng khác nhau trong các thời đại khác nhau.
Phong cách An Huy với kiến trúc Huệ Châu
Nổi bật nhất trong sáu phong cách kiến trúc chính ở Trung Quốc là kiến trúc Huệ Châu. Đây cũng là đại diện cho phong cách kiến trúc cổ đại Trung Quốc ở phía nam sông Dương Tử.
Trong số đó, nhà dân gian, hội trường và cổng vòm là tiêu biểu nhất, được gọi là “ba kỳ quan của kiến trúc cổ Huệ Châu”.
Do môi trường tự nhiên tương đối khép kín, cùng bối cảnh lịch sử đặc biệt của những người nhập cư từ Đồng bằng Trung tâm, khu vực Huệ Châu đã chịu ảnh hưởng sâu sắc của Nho giáo. Điều này đã được phản ánh vô cùng rõ nét trong lối kiến trúc của nơi đây.
Người dân nơi đây chú ý đến bố cục phong thủy, ủng hộ quan điểm “nhân hòa, thuận tự nhiên”.
Các căn nhà ở khu vực này thường nằm ở phía bắc và quay mặt về phía nam, các bức tường được xây bằng gạch, đá và đất, được trang trí bằng chạm khắc gỗ, chạm khắc đá và chạm khắc gạch, trung tâm nhà là hiên cao và sâu, tạo thành một sân trong.
Những bức tường đầu ngựa cân đối là một đặc điểm quan trọng của kiến trúc Huệ Châu, những bức tường cao này rất cần thiết để ngăn cháy và có thể đóng vai trò ngăn cách nguồn lửa khi đám cháy bùng phát ở những ngôi nhà liền kề.
Một số danh lam thắng cảnh nổi tiếng với lối kiến trúc Huệ Châu như: Hoành Thôn, Tây Đệ ở An Huy; Vụ Nguyên ở Giang Tây.
Hoành thôn
Được mệnh danh là “Quê hương của những bức tranh”, đây là một trong những địa điểm quay bộ phim “Ngọa hổ tàng long”.
Ở làng Hoành Thôn, giếng nước chảy khắp các con đường, ngõ xóm, nước chảy qua hàng nghìn ngôi nhà. Ở nơi đây nổi tiếng với câu nói: dân làng “nếm suối trong vắt chẳng rời nhà”.
Điều kiện thuận lợi này đã giúp người dân giải quyết được vấn đề phòng cháy chữa cháy của những ngôi nhà cổ và tạo được điều kiện thuận lợi cho việc sinh hoạt hàng ngày.
Vụ Nguyên
Được mệnh danh là “ngôi làng đẹp nhất Trung Quốc”, khu du lịch Vụ Nguyên là một danh lam thắng cảnh toàn diện, bao gồm hơn 30 địa điểm thăm quan như Giang Linh, Hoàng Linh, Hang Linh Nham, Làng cổ Lý Khanh, v.v.
Trong số đó, Giang Linh nổi tiếng là nơi phù hợp nhất để ngắm hoa cải dầu.
Trường phái kiến trúc Tô của kiến trúc cổ Trung Quốc
Kiến trúc theo phong cách Tô bắt đầu từ thời Xuân Thu và có lịch sử hàng nghìn năm. Trường phái kiến trúc Tô có cùng nguồn gốc với kiến trúc Huệ Châu, thoạt nhìn khá giống nhau, nhưng kiến trúc Tô phái mang nhiều cảm giác nhân văn và tinh tế hơn.
Trong lối kiến trúc Trung Quốc cổ, kiến trúc phong cách Tô là lối kiến trúc kết hợp của hai vùng Giang Tô và Chiết Giang. Nó là sự tiếp thu tinh hoa của kiến trúc phương Nam và kiến trúc phương Bắc.
Trong kiến trúc Tô ta vừa thấy được sự ngăn nắp của kiến trúc phương Bắc, vừa thấy được sự trang nhã nhân văn của kiến trúc phương Nam.
Đặc điểm nổi bật của kiến trúc kiểu Tô là: Bố cục kiểu sân vườn, lối đi ngoằn ngoèo dẫn đến sự ẩn dật, ẩn mà không lộ.
Nói chung, quan niệm nghệ thuật tuyệt vời của các khu vườn Tô Châu nằm ở ba điểm của câu chuyện và bảy điểm của trí tưởng tượng, vì vậy trong quá trình tham quan các khu vườn Tô Châu, các bạn nên nhờ hướng dẫn viên giải thích rõ ràng để có thể hiểu hết nội hàm văn hóa của kiến trúc này nhé!
Kiến trúc Bắc Kinh nổi bật
Kiến trúc theo phong cách Bắc Kinh lần đầu tiên xuất hiện vào thời Tây Chu và có lịch sử hơn 3.000 năm. Đại diện tiêu biểu nhất của các tòa nhà theo phong cách Bắc Kinh là Tứ Hòa Viên hay còn gọi là Tứ Hợp Viện. Trong đó, “Tứ” chỉ bốn phía đông, tây, nam và bắc.
Tứ Hợp viện không chỉ chú ý đến cách bố trí mà còn rất chú trọng đến việc áp dụng quan niệm phong thủy.
Thông thường, Tứ Hợp Viện sẽ nằm dọc theo các con hẻm phía đông tây và quay mặt về hướng nam. Cổng của Tứ Hợp Viện được mở ở góc đông nam của ngôi nhà. Bên ngoài chỉ có một con đường dẫn đến cổng.
Không gian trong Tứ Hợp Viện thường vô cùng rộng rãi, khép kín và yên tĩnh.
Đặc điểm chính của trong lối kiến trúc của Tứ Hợp Viện là cửa mở hướng Đông Nam, trục trung tâm đối xứng. Tức là sân là trung tâm, trục nam bắc là sườn núi, nhà chính quay mặt về hướng nam, các phòng chái đối xứng từ đông sang tây.
Các ngôi nhà trong sân chủ yếu là kết cấu gạch và gỗ, gạch xanh ngói xám, cửa sơn son đỏ, tổng thể màu xám xanh, hình dáng đơn giản. Kiến trúc kiểu Bắc Kinh tiêu biểu nhất là Tử Cấm Thành.
Kiến trúc kiểu Phúc Kiến
Kiến trúc Thổ Lâu
Lịch sử kiến trúc ở đây đã có từ lâu đời, công nghệ đắp đất quen thuộc đã được sử dụng rất nhiều trong các công trình tại Phúc Kiến và đã đạt đến đỉnh cao khi tạo nên một công trình bằng đất độc nhất vô nhị trên thế giới, được đưa vào Danh sách Di sản Thế giới năm 2008. Đó là Thổ Lâu.
Thổ Lâu bắt đầu xuất hiện từ thời nhà Tống và nhà Nguyên. Lối kiến trúc này phát triển mạnh mẽ vào thời Minh Thanh và tiếp tục cho đến ngày nay.
Đây là một tòa nhà dân cư kiểu gia đình phổ biến ở Phúc Kiến, đặc điểm lớn nhất của nó là không thể phá hủy, chống cháy, chống động đất và có tính phòng thủ.
Thổ Lâu rất coi trọng khái niệm phong thủy trong quy hoạch kiến trúc truyền thống của Trung Quốc. Các toà Thổ Lâu thường được bố trí linh hoạt theo các điều kiện tự nhiên như: núi và sông, môi trường địa lý, khí hậu và hướng gió, ánh nắng mặt trời, lượng mưa, và phong tục.
Vật liệu dùng để xây dựng Thổ Lâu rất đặc biệt, bao gồm đất, gỗ, đá, tre, nứa,.. Người thợ sẽ cho đất nung trộn với đất sét pha cát, cát pha sẽ được xét theo tỷ lệ nhất định.
Sau khi pha đất xong sẽ đến bước xây nhà. Và dần dần, những ngôi nhà hơn hai tầng vô cùng kiên cố và vững chãi đã được hình thành.
Kiến trúc "bức tường yên ngựa"
Bên cạnh kiến trức Thổ Lâu, Phúc Kiến còn có một kiểu kiến trúc vô cùng đặc biệt có tên gọi là “bức tường yên ngựa”. Nó phổ biến ở Phúc Châu, thủ phủ của tỉnh Phúc Kiến.
Lý do gọi là “bức tường yên ngựa” là bởi bức tường của các ngôi nhà ở đây khi được xây dựng xong sẽ có các góc cạnh nhô ra khỏi ngôi nhà, tạo thành hình giống như một yên ngựa. Vì vậy kiểu kiến trúc này mới được gọi là bức tường yên ngựa.
Bức tường yên ngựa trên những ngôi nhà cổ đi kèm với những bức tường trắng, ngói đen cùng từng đường cong liên tục không chỉ là một đại diện của kiến trúc phong cách Phúc Kiến, mà còn mang một ý nghĩa văn hoá nhất định.
Vì phần lớn cư dân địa phương ở Phúc Kiến theo Phật giáo và Đạo giáo, nên họ cũng kết hợp các yếu tố Phật giáo vào các tòa nhà.
Trên các bức chạm khắc màu xám ở các góc của bức tường yên ngựa, bạn có thể thấy các hoa văn Như Ý, hoa văn cỏ xoăn và Pháp Luân có nguồn gốc từ phật giáo. Trong đó còn có cả tứ linh. Tứ linh bắt nguồn từ âm dương ngũ hành, ngụ ý bình an, thuận buồm xuôi gió, vạn sự hanh thông.
Trường phái kiến trúc Tấn
Kiến trúc phong cách Tấn có thể được chia thành hai loại: là nghĩa hẹp và nghĩa rộng.
Theo nghĩa hẹp, trường phái kiến trúc Tấn là để chỉ kiến trúc đô thị ở Sơn Tây. Còn theo nghĩa rộng, trường phái này là chỉ là kiến trúc nhà ở hang động ở phía bắc Thiểm Tây và các khu vực lân cận, đây cũng là loại kiến trúc được phân bố rộng rãi nhất ở Tây Bắc Trung Quốc.
Sự sáng chói của kiến trúc nhà Tấn có liên quan mật thiết đến các thương nhân Sơn Tây. Ngay từ thời nhà Tống và nhà Nguyên, người dân Tấn Trung đã bắt đầu kinh doanh và tiến hành trao đổi thương mại trên toàn quốc, thương hiệu Tấn Trung đã lan rộng khắp cả nước. Và các ngân hàng Trung Quộc chịu ảnh hưởng nhiều bởi điều này.
Vào thời nhà Minh và nhà Thanh, sau khi trở về quê hương, các thương nhân Sơn Tây, những người trở nên giàu có nhờ kinh doanh, đã chi rất nhiều tiền để sửa sang lại nhà cửa để thờ cúng tổ tiên.
So với các tòa nhà theo phong cách An Huy, những dinh thự theo kiểu Tấn cũng có tường cao và sân sâu. Tường thường được sơn trắng và ngói đen. Bên cạnh đó, các tòa nhà theo phong cách Tấn với vòm và phào lại thường được trang trí màu sắc hoặc trang trí bằng vàng để trông tráng lệ và lộng lẫy hơn.
Một số kiến trúc tiêu biểu theo trường phái Tấn
Danh lam thắng cảnh tiêu biểu cho trường phái kiến trúc Tấn như: Kiều đình viện, Vương gia viện, Lý gia viện, được gọi chung là “Tam liên thương nhân Tam Tây”.
Trong số các tòa nhà của Trường phái Tấn, cũng có những ngôi nhà trong hang động độc đáo, đây cũng là một đặc điểm điển hình của việc tận dụng lợi thế địa lý.
Những ngôi nhà trong hang động có lịch sử hơn 4000 năm được tạo thành bằng cách đào hố dựa trên đặc điểm địa hình của cao nguyên hoàng thổ. Những ngôi nhà trong hang động rất chắc chắn và ấm áp vào mùa đông, mát mẻ vào mùa hè.
Các điểm tham quan tiêu biểu: Căn cứ Cách mạng Dương Gia Lĩnh Diên An – dãy nhà trong hang trên sườn đồi phía sau địa điểm diễn ra Đại hội lần thứ bảy của Đảng Cộng sản Trung Quốc, nơi Mao Trạch Đông, Chu Đức, Chu Ân Lai, Lưu Thiếu Kỳ và các nhà cách mạng cũ khác sinh sống.
Kiến trúc kiểu Tứ Xuyên
Phong cách kiến trúc Tứ Xuyên là một phong cách kiến trúc phổ biến ở Tứ Xuyên, Vân Nam, Quý Châu và những nơi khác, nó đã có lịch sử hơn một nghìn năm.
Trong phong cách kiến trúc Tứ Xuyên, Điếu Cước Lâu ở Tây Tứ Xuyên, Tháp Trúc của người Đài và Tháp Trống Đồng là những đại diện tiêu biểu. Đây cũng là một kiểu kiến trúc hình thành theo thời gian do khí hậu miền Tây Nam Trung Quốc mưa nhiều, ẩm và nóng, vùng núi nhiều côn trùng, rắn rết.
Điếu Cước Lâu ở phía tây Tứ Xuyên
Điếu Cước Lâu được xây dựng trên núi, hỗ trợ bởi cọc gỗ hoặc đá, khung trên được làm bằng các tấm sàn, và các bức tường được làm bằng gỗ hoặc trát bằng bè tre. Mái nhà được lợp ngói hoặc tranh.
Các tòa nhà của lối kiến trúc này không chỉ thông thoáng, khô ráo mà còn có thể nhốt rắn độc, thú dữ, tầng trên có người ở, tầng dưới để đồ hoặc nuôi gia cầm.
Tháp Trống của người Đồng
Tháp Trống là sản phẩm độc đáo của người Đồng và là vật chứa đựng văn hóa tình cảm của người Đồng.
Theo truyền thuyết, Trống Tháp có nguồn gốc từ thời Tam Quốc, phổ biến ở Hồ Nam, Quý Châu và các vùng biên giới của Khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây.
Nổi tiếng nhất là Tháp Trống của người dân tộc San Giang Đông ở Liễu Châu, Quảng Tây. Tháp trống San Giang được coi là “tháp trống đầu tiên trên thế giới”.
Tháp Trống được kết nối bằng đục và mộng linh sam, các xà và cột trên cùng được dựng trong không trung, và các hàng ô vuông được đan chéo nhau, ăn khớp lên xuống.
Kiểu kiến trúc này sử dụng nguyên lý đòn bẩy, để nâng đỡ từng lớp mà không cần tán đinh vẫn có thể ăn khớp vô cùng chắc chắn.
Tháp Trúc (Nhà tre)
Phần lớn các căn nhà này dựa vào núi và sông. Nhà tre thường có sáu phần cơ bản: lầu trên lầu dưới, cầu thang, hiên trước, gian chính, phòng ngủ và bao lơn.
Mái nhà có đầu hồi, khung nhà làm bằng tre dày, vách làm bằng nan tre, sàn làm bằng nan tre hoặc ván gỗ, mái lợp bằng cỏ tranh, có 24 cột chính. Do đó, các vật liệu được sử dụng cho tòa nhà tre rất đơn giản và việc xây dựng thuận tiện và nhanh chóng.
Trên đây là một số thông tin sơ lược nhất về sáu trường phái kiến trúc cổ đại Trung Quốc nổi tiếng nhất. Nếu các bạn thấy hay, đừng quên like và chia sẻ bài viết này của Riba nhé !