Cùng với Học viện Điện ảnh Bắc Kinh, Học viện Hý kịch Thượng Hải, Học viện Hý Kịch Trung ương trở thành bộ 3 các trường đào tạo ngành nghệ thuật lớn nhất Trung Quốc. Việc trở thành sinh viên của Học viện Hý kịch Trung ương (Trung Hý) đã trở thành ước mơ của biết bao con người đam mê nghệ thuật.
Hôm nay các bạn hãy cùng Riba tìm hiểu về “cái nôi” của những minh tinh Hoa Ngữ, khám phá điều gì làm nên sự khác biệt của Trung Hý?
Giới thiệu về Học viện Hý Kịch Trung ương
Học viện Hý kịch Trung Ương là cơ sở trực thuộc Bộ Giáo dục, cơ quan cao nhất của giáo dục nghệ thuật kịch Trung Quốc, trụ sở của Trung tâm Nghiên cứu Giáo dục Sân khấu Châu Á, và là cơ sở hoạt động của Liên hoan Kịch nghệ Sinh viên Đại học Quốc tế thuộc Liên đoàn Các trường Sân khấu Thế giới.
Lịch sử của Học viện Hý kịch Trung ương bắt đầu với tên gọi Học viện Nghệ thuật Diên An Lỗ Tấn, được thành lập vào ngày 10 tháng 4 năm 1938.
Các ngôi sao Hoa Ngữ nổi tiếng
Hệ đạo diễn
Không thể không kể đến bậc thầy diễn xuất, sản xuất của điện ảnh Hoa Ngữ: Trần Đạo Minh, Giang Văn, ngoài ra còn có: Thang Duy, Cận Đông, Bạch Bách Hà, Tề Khê…
Hệ diễn xuất
Gồm những cái tên nổi danh trong giới trẻ như: Dịch Dương Thiên Tỉ (TFBoys), Thành Nghị, Đặng Siêu, Mao Hiểu Đồng, Lưu Hạo Nhiên, Ngụy Đại Huân, Trần Hiểu, Kinh Siêu…. đến những cái tên kỳ cựu như: Củng Lợi, Chương Tử Di, Đồng Lệ Á, Đường Yên,…
Học tại Trung Hý là trải nghiệm như thế nào?
- Có một bác sĩ làm trong trường rất thích đánh cầu lông. Trong mỗi lễ khai giảng đầu năm, ông lại ngồi kể về những minh tinh đã từng đánh cầu với mình.
- Không giống các trường đại học khác, trừ môn thể dục ra thì không có môn tự chọn nào khác. Mà Thái Cực Quyển là môn thể dục mà mọi người đều phải chọn
- Câu hỏi gây khó chịu nhất: Bạn quen biết nhiều minh tinh không?
- Khuôn viên học viện Hý Kịch Trung Ương không lớn lắm.
Một sinh viên dẫn bạn trường ngoài vào trường mình chơi. Người bạn hỏi:
-Tòa nhà chính của cậu ở đâu?
Bạn sinh viên Trung Hý hỏi lại:
-Tòa nhà chính?
Sau đó cô ấy chỉ vào tòa nhà đối diện nói: “Đây là khu ký túc xá chúng tôi”. Quay người một hướng khác: “Đây là thư viện”. Quay người một lần nữa: “Đây là tòa nhà giảng đường”. Chuyến tham quan kết thúc.
- Do khuôn viên của học viện Hý kịch Trung ương và căng tin phục vụ không lớn, Đại học Bưu chính Viễn thông Bắc Kinh nghiễm nhiên trở thành “Sân sau” của sinh viên Hý Kịch. Chạy thể dục, rút tiền và gửi tiền, cắt tóc, mượn sách, đi chơi và đón Tết… Đại học Bưu chính Viễn thông Bắc Kinh là thực sự là một nơi tốt cho sinh viên Trung Hý!
Môi trường học tập và làm việc
Một sinh viên trường khác học nghiên cứu sinh ở Trung Hý đã chia sẻ cảm nhận về Trung Hý
Bầu không khí nghiêm túc, chính thống, đầy tính học thuật.
Trung Hý là một trường có xu hướng lớn hướng về truyền thống, đặc biệt ở lĩnh vực đào tạo đạo diễn chuyên nghiệp. Việc học hành có vẻ khá vất vả và cũng nhiều quy tắc.
Các giáo viên ở Hý Kịch cũng là những người có học thức cao, là những tri thức truyền thống, coi trọng về phẩm giá tôn sư trọng đào, về khía cạnh này khá khác với Bắc Ảnh.
Cạnh tranh khốc liệt
Về tình cảm, mọi người rất hòa thuận và thân mật. Nhưng đối với việc học và công việc, mọi người đều cần cạnh tranh công bằng và không nhượng bộ. Bạn phải nỗ lực hết mình để thể hiện khả năng và giá trị của mình trong những bảng xếp hạng thành tích.
Các thầy cô thường nói, nếu không học tập tốt, cơ hội gặp khán giả cũng không có.
Bài tập rất nhiều đòi hỏi sinh viên phải làm việc chăm chỉ
Mỗi chuyên ngành của sinh viên Trung Hý đều có khối bài tập và công việc rất lớn.
Ví dụ như Khoa Đạo diễn, 1 học kỳ phải nhận ít nhất 2 bài tập đạo diễn, từ nghĩ ý tưởng đến tập dượt, sắp xếp, chuẩn bị và quay… Bản thân sinh viên vừa làm đạo diễn cho bài tập của mình, vừa làm diễn viên cho bài tập của bạn cùng lớp. Vì thế, việc các sinh viên vẫn đang hỳ hục luyện tập đến 4 giờ sáng là chuyện không hiếm gặp.
Số lượng các sinh viên Trung Hý làm bài tập vượt xa các trường đại học bình thường, có thể so sánh với luyện thi đại học (Gaokao) vậy. Cũng vì thế, những sinh viên đã có bốn năm chăm chỉ luyện tập, chắc chắn khả năng sẽ không thua kém ai.
Nhiều cơ hội được xem biểu diễn
Việc tham gia xem những buổi biểu diễn của lớp, của khoa hay những buổi các cựu học sinh về biểu diễn, giao lưu với sinh viên Trung Hý là chuyện rất bình thường.
Chủ đề phổ biến nhất mà sinh viên Trung Hý nói là buổi biểu diễn, bộ phim gần đây nhất. Một đặc điểm rẩ hay của Trung Hý chính là sinh viên được khuyến khích phát biểu.
Trong lớp học, giáo sư hướng dẫn thường đưa ra một chủ đề về một vở kịch, mọi sinh viên phải phát biểu, nói ra chính kiến và cảm nhận của mình. Không nói ra được thì lắng nghe người khác. Đôi khi suy nghĩ đến đầu môi nhưng không nói rõ ràng ra được cũng không thể gọi là tài giỏi.
Phong cách sống, học tập đơn giản
Học tập trong môi trường đậm màu sắc truyền thống, sinh viên Trung Hý luôn biết cách điều tiết mình để trong nhịp sống vội vàng và hiện đại này vẫn sống và giữ được lý tưởng và tấm lòng và sự kiên trì của bản thân.
Học viện Hý kịch Trung ương được biết đến là cái nôi đào tạo ra các đạo diễn, các diễn viên nổi tiếng. Nhưng hầu hết các minh tinh vẫn mang theo lời dạy của thầy cô và thái độ ở Trung Hý để ứng xử và làm việc. Theo lối sống truyền thống, đơn giản và không kiêu ngạo.
Câu nói: “Bạn có đang đặt nghệ thuật lên hàng đầu không? Hay đó là sự ích kỷ cá nhân bạn?” đã khắc sâu vào mỗi một sinh viên nơi đây.
Phương thức tuyển sinh
Các chuyên ngành đào tạo
Các cơ sở giảng dạy và nghiên cứu khoa học của Học viện Hí kịch Trung ương bao gồm: Khoa Diễn viên, Khoa Đạo diễn, Khoa Văn học Kịch nghệ, Khoa Nghệ thuật Sân khấu, Khoa Điện ảnh và Truyền hình, Khoa Quản lý Nghệ thuật, Khoa Giảng dạy Cơ bản, Trường Cao đẳng Nghệ thuật Điện ảnh và Truyền hình, Học viện Nghệ thuật Kịch nói, Tạp chí Tạp chí, Văn hóa Quốc tế Trung tâm truyền thông, v.v.
Các cơ sở chuyên môn của hệ đại học gồm: Diễn xuất, Đạo diễn, Kịch nghệ, Văn học Điện ảnh và Truyền hình, Kịch, Thiết kế Nghệ thuật Điện ảnh và Truyền hình, Kịch nghệ, Quản lý Dịch vụ Công, Nghệ thuật Phát thanh và Dẫn chương trình.
Các chuyên ngành sau đại học bao gồm kịch và opera, phim, và nghệ thuật phát thanh và truyền hình.
Mức độ cạnh tranh
Có thể nói, trúng tuyển vào Học viện Hý Kịch Trung ương là niềm mơ ước của rất nhiều thí sinh nghệ thuật.
Hằng năm, viện chỉ tuyển sinh khoảng 500 sinh viên. Trong số các khoa khác nhau của Học viện Hý kịch Trung ương, khoa diễn xuất luôn được quan tâm nhiều nhất. Năm 2019, số thí sinh dự thi khoa diễn xuất lên đến 11.000 người, gấp rất nhiều lần chỉ tiêu của cả viện.
Các thí sinh ngoài kỳ thi đại học bắt buộc còn phải tham gia kỳ thi năng khiếu do Học viện Hý kịch Trung ương tổ chức riêng với nhiều vòng khác nhau: thanh nhạc, hình thể, lời thoại và biểu diễn với những yêu cầu rất khắt khe.
Dạo qua một vòng, bạn cảm nhận về Trung Hý như thế nào? Có xứng danh là cái nôi đào tạo nghệ thuật của Trung Quốc và Châu Á không? Nếu có hứng thú và muốn trải nghiệm, ngại gì không tìm hiểu ngay về chương trình học và những học bổng của Trung Hý ngay thôi nào!