Ngoài được biết đến là một quốc gia đa dân tộc khi tại Trung Quốc có đến 56 dân tộc anh em cùng sinh sống, thì Trung Quốc còn tự hào có hơn 297 ngôn ngữ đang tồn tại và được sử dụng.
Mặc dù tiếng Quan thoại theo phương ngữ Bắc Kinh đã được chính phủ đặt làm ngôn ngữ chính thức duy nhất vào năm 1956, nhưng bên cạnh đó những ngôn ngữ của các dân tộc thiểu số khác vẫn được trân quý và sử dụng cho đến ngày nay.
Dưới đây là 9 ngôn ngữ phổ biến ở Trung Quốc và được sử dụng rộng rãi trên khắp đất nước này mà Riba.vn muốn chia sẻ đến với các bạn:
9 ngôn ngữ phổ biến ở Trung Quốc ngoài tiếng Quan Thoại
Tiếng Uyghur – Tiếng Duy Ngô Nhĩ
Tiếng Uyghur – Tiếng Duy Ngô Nhĩ là một trong những ngôn ngữ phổ biến ở Trung Quốc. Khoảng 11 triệu người ở Trung Quốc, chủ yếu là người Duy Ngô Nhĩ sử dụng.
Ngôn ngữ Duy Ngô Nhĩ với ảnh hưởng Ba Tư và Ả Rập này có ít điểm tương đồng và là một phần của một nhóm ngôn ngữ hoàn toàn khác với tiếng Quan Thoại.
Trong khi tiếng Quan Thoại là ngôn ngữ chính thức duy nhất ở Trung Quốc, tiếng Uyghur được chấp nhận là ngôn ngữ chính thức ở Khu tự trị Duy Ngô Tân Cương, tỉnh cực tây Trung Quốc.
Nó sử dụng hệ thống chữ viết tiếng Ả Rập và được sử dụng rộng rãi trong các lĩnh vực khác nhau, như in ấn, phát thanh, truyền hình.
Tiếng Quảng Đông
Người Trung Quốc thường hay bị bắt gặp câu hỏi: “Bạn nói tiếng phổ thông hay tiếng Quảng Đông?” Đối với những người không hiểu rõ, cả hai dường như có thể hoán đổi cho nhau.
Nhưng tiếng Quảng Đông không dễ bị nhầm lẫn với tiếng Quan Thoại, cũng như ngược lại. Bởi tiếng Quảng Đông rất khác biệt với các ngữ âm khác trong tiếng Trung Quốc, không thể thông hiểu qua lại được với các ngôn ngữ địa phương khác của tiếng Trung.
Người nước ngoài, đặc biệt là người Mỹ, có quan điểm lệch lạc về mức độ liên quan của tiếng Quảng Đông, phần lớn là do cộng đồng người Mỹ gốc Hoa đa số là người nói tiếng Quảng Đông bản địa.
Hiện nay có khoảng 60 triệu người nói tiếng Quảng Đông ở Trung Quốc, chủ yếu ở Quảng Đông, các tỉnh phía nam Trung Quốc, khu vực lân cận và đặc khu hành chính Hồng Kông, Ma Cao. Ngoài ra ngôn ngữ này còn được sử dụng nhiều trong cộng đồng người Hoa ở nước ngoài ở khu vực Đông Nam Châu Á.
Mặc dù cũng giống như tiếng Quan thoại, tiếng Quảng Đông cũng nằm trong cùng nhóm ngôn ngữ Hán-Tạng. Cả hai đều dựa trên nền tảng âm sắc, nhưng trong khi tiếng Quan Thoại chỉ có bốn thanh điệu, tiếng Quảng Đông có đến chín thanh điệu.
Vì vậy, nếu bạn muốn học “tiếng Quảng Đông”, tốt hơn hết hãy nên bắt đầu với tiếng Quan Thoại trước nhé!
Tiếng Mông Cổ
Tiếng Mông Cổ là ngôn ngữ chủ yếu tại Khu tự trị Nội Mông Cổ, nơi có ít nhất 4,1 triệu người Mông Cổ sinh sống, có nguồn gốc từ Mông Cổ nhưng được sử dụng nhiều ở tỉnh Nội Mông của Trung Quốc cũng như ở các tỉnh Liêu Ninh, Cát Lâm, Hắc Long Giang , Tân Cương và Cam Túc.
Nó nằm trong một nhóm ngôn ngữ khác trong hệ thống ngôn ngữ Trung Quốc, được gọi là tiếng Mông Cổ. Một ngôn ngữ có cấu trúc chữ viết và âm tiết tương đối phức tạp, được viết bằng hệ thống chữ viết Cyrillic, giống như tiếng Nga và các ngôn ngữ Slavic khác.
Tiếng Hakka
Tiếng Hakka hay còn gọi tiếng Khách Gia hay tiếng Hẹ, mặc dù Hakka thuộc cùng nhóm ngôn ngữ Hán-Tạng với tiếng Quan Thoại, nhưng nó lại có nhiều điểm giống với tiếng Cám- ngôn ngữ được nói chủ yếu ở tỉnh Giang Tây.
Đây là ngôn ngữ giao tiếp chủ yếu của tộc người Khách Gia sống ở vùng Đông Nam, Trung Quốc và các nước khu vực Đông Á, Đông Nam Á, nơi có người Khách Gia sinh sống. Có khoảng 30 triệu người bản ngữ nói tiếng Hakka, khiến nó trở thành một trong những ngôn ngữ chính ở Trung Quốc.
Một trong những điểm đặc biệt nhất của ngôn ngữ này là việc sử dụng các phụ âm cuối -p, -t và -k. Do tính chất phân tán của những người nói ngôn ngữ, Hakka đã phát triển nhiều phương ngữ riêng biệt, trong đó phương ngữ ở đông bắc Quảng Đông được lấy làm tiêu chuẩn.
Tiếng Hmong
Tiếng Hmong, là ngôn ngữ chính của tộc người H’Mong hay người Miêu, sống ở khu vực miền núi phía Nam Trung Quốc, nằm trong ngữ hệ Hmong-Miền, được nói bởi gần ba triệu người trên toàn thế giới, hầu hết người Hmong sống ở các tỉnh Tứ Xuyên, Vân Nam, Quý Châu và Quảng Tây của Trung Quốc.
Tiếng Thượng Hải
Là một loại phương ngữ tiếng Ngô được sử dụng tại Thượng Hải. Không giống như tiếng Quan thoại (2 thanh điệu) và tiếng Quảng Đông (có đến 9 thanh điệu), tiếng Thượng Hải chỉ có mỗi 2 thanh điệu (cao và thấp).
Trong khi “xin chào” trong tiếng Quan Thoại là “ni hao” thì “xin chào” trong tiếng Thượng Hải là “nong ho ”.
Hiện nay tiếng Thượng Hải không được khuyến khích trong giáo dục hay truyền thông Trung Quốc, mà thay vào đó là phổ thông hóa, lấy tiếng Quan thoại làm chuẩn.
Ngoài ra tiếng Thượng Hải cũng là một biểu tượng độc đáo, được người dân sử dụng để phân biệt người bản xứ và người di cư ở thành phố này, bởi phần lớn dân số Thượng Hải là lao động nhập cư.
Tiếng Hàn Quốc
Tiếng Hàn, ngôn ngữ được sử dụng rộng rãi thứ 17 trên thế giới, được sử dụng chủ yếu ở Đại hàn Dân quốc và Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên.
Tuy nhiên, một số ít người nói tiếng Hàn vẫn tồn tại ở Trung Quốc, chủ yếu ở phía đông bắc, cụ thể là tỉnh Cát Lâm, giáp với Triều Tiên. Đây là một trong hai ngôn ngữ chính thức của tỉnh tự trị Yanbian Triều Tiên.
Tiếng Tây Tạng
Không có gì ngạc nhiên khi người Tây Tạng nói tiếng Tây Tạng. Ngôn ngữ này dựa trên phương ngữ Lhasa, và được chia thành ba nhóm chính: Ü-Tsang, còn được gọi là Tây Tạng Trung hay Tây Tạng Chuẩn, Kham và Amdo.
Ü-Tsang là dạng ngôn ngữ được sử dụng rộng rãi nhất ở khu tự trị Tây Tạng thuộc Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa.
Tiếng Kazakh
Tiếng Kazakh, trong cùng ngữ hệ Turkic với Uyghur, đây là ngôn ngữ chính thức của Cộng hòa Kazakhstan và của nhóm người thuộc dân tộc thiểu số Kazakh Ili tại Khu tự trị dân tộc Tân Cương.
Hi vọng những gì mà Riba chia sẻ trong bài viết sẽ đem đến nhiều thông tin và kiến thức thú vị đến với các bạn!