Giới thiệu Cát Lâm
Cát Lâm là một tỉnh của Trung Quốc. Với diện tích rộng lớn (187,400 km2), tỉnh Cát Lâm có biên giới với Triều Tiên và Nga ở phía đông; có ranh giới giáp với tỉnh Hắc Long Giang ở phía bắc, với tỉnh Liêu Ninh ở phía nam, và với khu tự trị Nội Mông Cổ ở phía tây.
Cát Lâm có lịch sử đã hơn 50.000 năm. Cái tên Cát Lâm có lẽ bắt nguồn từ cụm từ Girin ula, một thuật ngữ tiếng Mãn có nghĩa là “ven sông”; từ này được chuyển âm thành Cát Lâm Ô Lạp trong tiếng Hán, rồi sau đó rút ngắn thành Cát Lâm. Nghĩa đen Hán tự của Cát Lâm nghĩa là “rừng tốt lành”.
Cát Lâm có khí hậu ôn đới lục địa gió mùa, bốn mùa gió rệt. Mùa xuân rơi vào tháng 4 và tháng 5. Lúc này gió lớn và khô. Mùa hè kéo dài từ tháng 6 đến tháng 8, nhiệt độ cao kèm mưa nhiều. Mùa thu dao động trong khoảng thời gian tháng 9 và tháng 10. Trời trong xanh, thời tiết mát mẻ. Mùa đông kéo dài từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau. Nhiệt độ xuống thấp, trời lạnh giá.
Hôm nay, hãy cùng Du học Trung Quốc Riba khám phá Cát Lâm, địa danh du lịch nổi tiếng tại Trung Quốc trong bài viết dưới đây nhé!
Những địa điểm tham quan đẹp mê hồn tại Cát Lâm
Núi Trường Bạch
Núi Trường Bạch là một địa điểm nổi bật ở Cát Lâm, vẻ đẹp của nó sẽ làm hài lòng bất kỳ du khách nào. Ngọn núi là một khu bảo tồn thiên nhiên bao gồm nhiều động vật quý như: hổ, nai, đen gấu, báo trong số hơn 200 giống động vật hoang dã đang sống trong các khu rừng nguyên sinh ở đây.
Ngoài ra Núi Trường Bạch còn có vô số các suối nước nóng và hơn 1.500 loài thực vật để du khách khám phá
Trên đỉnh núi là Tianchi (Hồ thiên đường) khung cảnh kỳ diệu như một món quà dành tặng cho những ai tìm ra nó, bạn có thể may mắn bắt gặp hình ảnh của những cư dân sống quanh hồ. Ngọn núi này cũng bao gồm một thác nước cao là nơi bắt nguồn của sông Song Hua. Phía tây của dãy núi có ba hồ: Songhua, Tai Tai và Dongting, cũng như cơ sở đào tạo trượt băng lớn nhất của Trung Quốc.
Ngoài dãy núi Trường Bạch, trên địa bàn Cát Lâm còn có Đại Hắc Sơn, Trương Quảng Tài Lĩnh, Cát Lâm Cáp Đạt Lĩnh, Lão Lĩnh, Mẫu Đơn Lĩnh.
Núi La Pháp
Trên đỉnh núi là Tianchi (Hồ thiên đường) khung cảnh kỳ diệu như một món quà dành tặng cho những ai tìm ra nó, bạn có thể may mắn bắt gặp hình ảnh của những cư dân sống quanh hồ.
Ngọn núi này cũng bao gồm một thác nước cao là nơi bắt nguồn của sông Song Hua. Phía tây của dãy núi có ba hồ: Songhua, Tai Tai và Dongting, cũng như cơ sở đào tạo trượt băng lớn nhất của Trung Quốc.
Ngoài dãy núi Trường Bạch, trên địa bàn Cát Lâm còn có Đại Hắc Sơn, Trương Quảng Tài Lĩnh, Cát Lâm Cáp Đạt Lĩnh, Lão Lĩnh, Mẫu Đơn Lĩnh.
Đảo Vụ Tùng
Đảo Vụ Tùng là một đảo nhỏ thiên nhiên, bốn bề là nước. Vào mùa Đông, với nhiệt độ thông thường trên đảo là từ âm 18 đến 30 độ C, đảo được bao phủ bởi một màu trắng tinh khiết của tuyết.
Khu bảo tồn thiên nhiên quốc gia Bạch Thành
Khu bảo tồn thiên nhiên Bạch Thành nằm ở phía tây bắc của huyện Tongyu, tỉnh Cát Lâm, ở biên giới phía đông của đồng cỏ Horqin. Tổng diện tích là 105 hecta, chủ yếu là đầm lầy, đồng cỏ, mặt nước và rừng. Đây là một khu danh lam thắng cảnh thiên nhiên với các đầm lầy nguyên thủy, hồ, chim, động vật, lau sậy, rừng mai và câu cá.
Có hơn 600 loại thực vật hoang dã trong khu bảo tồn và 350 loại động vật có xương sống. Khu bảo tồn cũng là nơi sinh sống của 293 loại chim quý trong đó có 10 loại là loại được bảo vệ hạng nhất quốc gia như sếu đầu đỏ, sếu trắng, sếu đầu trắng và 42 loại là loại được bảo vệ hạng hai quốc gia.
Có hơn 30 điểm tham quan chính ở Bạch Thành như đảo Crane, bảo tàng, công viên chim, đền Bạch Thành,…
Lăng mộ của nhà vua quốc gia Gaogouli
Một trong những điểm tham quan lịch sử nổi tiếng nhất là Lăng mộ của Đại tướng. Kim tự tháp bằng đá granit này được xây dựng vào Thế kỷ thứ 4 cho nhà vua của quốc gia Gaogouli. Bảy tầng của nó nằm trên một cơ sở rộng gần 1.000 mét vuông.
Những viên đá của kim tự tháp này mỗi viên nặng vài tấn. Việc xây dựng kim tự tháp này là rất kỳ công trong thời gian đó. Ẩn trong cấu trúc đá đồ sộ là một lối đi bí mật và quan tài của nhà vua.
Bảo tàng Cung điện Mãn Châu
Bảo tàng Cung điện Mãn Châu là một trong ba hoàng cung lớn còn lại ở Trung Quốc. Cung điện là nơi ở chính thức do Quân đội Hoàng gia Nhật Bản xây dựng cho hoàng đế cuối cùng Trung Quốc – Phổ Nghi sống trong vai trò là Hoàng đế của quốc gia bù nhìn Manchukuo của Nhật Bản. Nó được phân loại là khu danh lam thắng cảnh 5A của Tổng cục Du lịch Trung Quốc.
Cung điện sang trọng này có đồi, vườn, ao, bể bơi và nhiều hình thức giải trí khác. Kiến trúc và thiết kế của cung điện rộng 12 hecta này là một địa điểm đáng để ghé thăm vì vẻ đẹp và tầm quan trọng lịch sử của nó. Hình ảnh của hoàng đế, đám cưới, vợ, cha mẹ và giáo viên tiếng Anh của ông được trưng bày trong bảo tàng.
Các điểm tham quan nổi bật khác
Nếu muốn tìm hiểu về lịch sử của ngành công nghiệp điện ảnh của tỉnh Cát Lâm, du khách hãy đến Changchun Film Theme Park. Đây là công viên chủ đề phim đầu tiên ở Trung Quốc, nơi này kết hợp giữa giải trí phim ảnh và du lịch. Một nơi xinh đẹp tuyệt vời như Công viên Rừng Quốc gia Jingyuetan thì sao nở bỏ qua được.
Nơi này được xem là “chốn thanh bình giữa thành phố lớn” với cảnh đẹp của một khu rừng nguyên sơ không thể tuyệt vời hơn. Suối trong, không khí trong lành, cảnh vật thiên nhiên hùng vĩ,… đã khiến nơi này trở thành điểm đến thu hút vô số du khách.
Nanhu Park (South Lake Park) cũng là một địa điểm du khách không nên bỏ qua khi ghé thăm Cát Lâm, những cảnh đẹp của Nanhu Park thơ mộng đến đâu thì phải đợi du khách đến khám phá rồi.
Đại học Giao thông Bắc Kinh là trường đại học trọng điểm trực thuộc Bộ Giáo dục, do Bộ Giáo dục, Bộ Giao thông vận tải, Chính quyền nhân dân thành phố Bắc Kinh và Công ty trách nhiệm hữu hạn Tập đoàn Đường sắt Nhà nước Trung Quốc đồng xây dựng. Tiền thân của Đại học Giao thông Bắc Kinh là Ban Quản lý Đường sắt Bắc Kinh được thành lập năm 1896.
Văn hóa Cát Lâm
Với lịch sử lâu đời, Cát Lâm có bề dày văn hóa độc đáo. Ở Cát Lâm, nghệ thuật kinh kịch vô cùng phát triển. Đoàn thể đại diện xứng đáng nhất của nghệ thuật Kinh kịch tỉnh Cát Lâm là “viện Kinh kịch tỉnh Cát Lâm”, gồm kịch trường đại chúng và đại hí lâu Trường Xuân.
Đoàn thể Cát kịch nổi tiếng nhất tỉnh Cát Lâm là đoàn Cát kịch tỉnh Cát Lâm, Cát kịch là một loại hình hí khúc địa phương.
Từ hình thức biểu diễn hai người, Cát kịch đã phát triển thành một loại hình kịch nghệ mới. Các diễn viên Cát kịch nổi danh có Ổ Lị, Tùy Tinh Oánh, Vương Thanh Hà, Vương Quế Phân, Lý Chiêm Xuân, An Tĩnh Phương. Các vở diễn ưu tú của Cát kịch có “Đào lý mai”, “Yên-Thanh mại tuyến”, “Bao công bồi tình”, “Nhất dạ hoàng phi”.
Nhị nhân chuyển là một loại hình nghệ thuật dựa trên các điệu ca dân gian ở vùng Đông Bắc Trung Quốc, hấp thụ nghệ thuật Liên hoa lạc của Hà Bắc, thêm vào vũ đạo, dáng bộ. Theo dòng lịch sử, Nhị nhân chuyển hình thành bốn phái Đông, Tây, Nam Bắc. Phái phía đông có trọng điểm tại Cát Lâm, có cả màn vũ đả.
Các đoàn thể Nhị nhân chuyển nổi tiếng tại tỉnh Cát Lâm là kịch đoàn hí khúc thành phố Cát Lâm, đại hí viện Hòa Bình, kịch trường Nhị nhân chuyển Đông Bắc, đại vũ đài Lưu Lão Căn.
Hoàng Long hí là một thể loại hí kịch mới, hình thành từ năm 1959 và bắt nguồn từ huyện Nông An tại tỉnh Cát Lâm, song do Nông An vào thời nhà Liêu từng có tên là Hoàng Long phủ nên loại hình này mang tên là Hoàng Long hí.
Lúc đầu, Hoàng Long hí chỉ có ba hạng là tiểu sinh (nhân vật nam), tiểu sửu (anh hề) và tiểu đán (nhân vật nữ), về sau bổ sung thêm đao mã đán (nhân vật nữ giỏi về võ công), lão sinh (nhân vật nam cao tuổi) và lão đán (nhân vật nữ lớn tuổi).
Âm nhạc của Hoàng Long hí phân theo các hạng sinh, đán, sửu mà xướng, cách biểu diễn cùng hóa trang và phục trang về cơ bản phỏng theo Kinh kịch.
Tân Thành hí là một loại hình hí kịch hình thành từ cuối thập niên 50 và đầu thập niên 1960, lưu truyền ở khu vực huyện Phù Dư và phát triển dựa trên cơ sở loại hình kịch nghệ Bát giác cổ của người Mãn, sở dĩ mang tên Tân Thành là do vào thời Thanh, Phù Dư trấn là trị sở của Tân Thành phủ.
Các tiết mục Tân Thành hí tiêu biểu là “Hồng la nữ”, “Tú hoa nữ hài tử”, “Tát Ngõa mã”, “thiết huyết Nữ Chân”, “hồng hạo”. Đoàn thể biểu diễn Tân Thành hí nổi tiếng là kịch viện nghệ thuật dân tộc Mãn thành phố Tùng Nguyên.